Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

du lịch Hội An

Sơ lược
Thị xã Hội An là một đô thị cổ nằm bên Cửa Đại, nơi con sông Thu Bồn đổ ra biển Đông. Từ thế kỷ 16, 17, nơi đây đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo và rất quen thuộc với các thương gia Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Bồ Đào Nha… Thời đó, thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á. Do sự bồi lắng của cửa sông và bao biến động của lịch sử sau nhiều thế kỷ, địa danh Hội An không còn là thương cảng nhưng dấu ấn một thời vàng son của nó vẫn để lại những giá trị văn hóa vô giá. Chính vì lý do đó, tháng 12.1999, tổ chức UNESCO đã ghi tên đô thị cổ Hội An vào danh mục Di sản văn Hóa Thế giới. Di tích Hội An bao gồm chùa cầu, nhà cổ, Hội quán, bảo tàng, nhà thờ họ… hầu hết xây dựng vào thế kỷ 19, 20. Các ngôi nhà cổ kiểu nhà ống có mặt tiền hẹp, có khi thông hai phố, chiều cao không quá 2 tầng, tường bao bọc bằng gạch, phía trong là ván gỗ. Kiến trúc các công trình đều có dạng dốc, lợp ngói âm dương, kiểu dáng và trang trí nội thất bảo tồn phong cách cổ của cư dân người Việt, ảnh hưởng từ Nhật và người Hoa. Ngoài những di sản vật thể, cộng đồng Hội An còn bảo tồn, lưu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả nhữnh yếu tố này tạo cho đô thị cổ Hội An dáng vẻ riêng đậm nét xưa.











 

 

 

 

 

 

Đi khi nào?

Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nói đến Hội An, dù chỉ là thị xã nhỏ bé nhưng có rất nhiều địa điểm đáng để tham quan
chùa Cầu chùa Cầu
Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng thị xã, tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế, thời xưa, hai bên cầu là nơi mua bán sầm uất.

Nhà cổ 77 Trần Phú: ngôi nhà hình ống điển hình, giữa sân nhà có các vách gỗ bao quanh được chạm khắc sống động.
Nhà cổ số 80 Nguyễn Thái Học là tiệm thuốc Bắc Diệp Đồng Nguyên, chủ nhà có một bộ sưu tập gốm cổ có giá trị.

Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học, phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Ở trần có vỏ cua có trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.

Nhà thờ họ Trần 21 Lê Lợi, là nhà thờ của gia tộc nên rất kín cổng cao tường.

Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.

Hội Quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.

Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.

Hội quán Hải Nam là nơi thờ 108 Hoa kiều chết oan dưới thời vua Tự Đức.

Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa ông Bổn ở đường Nguyễn Duy Hiệu. Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang. Miếu thờ Phục Ba tướng quân.

Nhà trưng bày gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Đây cũng là một căn nhà cổ đẹp được trùng tu với sự đóng góp của đại học Chiêu Hoà, Nhật Bản. Nơi đây trưng bày những cổ vật vớt lên từ năm 1993 trong chiếc tàu chìm từ 400 năm trước ngoài biển Hội An. Con tàu này chở gốm Việt Nam xuất khẩu, gốm Chu Đậu.

Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh, có những hiện vật cổ như chum gốm chôn tro người chết, nữ trang, vũ khí…

Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà - thờ Quan Âm. Chùa khởi xây từ thế kỷ thứ 17 và đã qua nhiều lần trùng tu.
Bãi tắm Cửa Đại Bãi tắm Cửa Đại
Bãi tắm Cửa Đại: thuộc phường Cẩm An, thị xã Hội An. Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Cửa Đại là nơi thích hợp để xây dựng khu du lịch với nhiều loại hình hấp dẫn như thể thao trên biển, tắm biển và nghỉ dưỡng.


Hội An là một nơi hiếm hoi mà khách sạn thường xuyên đông khách. Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Vào mùa cao điểm nên tìm phòng xa khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.
Có nhiều nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều.
Nhà khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.
Đến Hội An có thể mua bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai. Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.
Hội An có nhiều nhà hàng, quán ăn chủ yếu phục vụ khách Tây tập trung ở khu phố cổ Trần Phú, Bạch Đằng….. Đường Trần Phú là con đường tập trung quán bán cao lầu, giá cũng không quá đắt. Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt, tôm, sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.
Các quán hàng cao lầu chỉ để dành phục vụ du khách, riêng dân Hội An không ăn ở những nơi này, họ chuộng hàng gánh lề đường, giá rẻ, ngon và nổi tiếng không kém hàng quán to.
Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Do nhiều người Hoa tập trung sinh sống nên Hội An còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.


Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.

Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.

Xe bus từ Đà Nẵng đi từ bến xe bus nội tuyến.

Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An vẫn là đi bộ vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.

  • Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập thân tình
  • Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.
  • Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…
  • Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.
knt st

Ý nghĩa của lễ hội Hoa đăng


(TTH) -  Theo quốc sử triều Nguyễn, cả một vùng Thiên Thai, Ngũ Phong, Châu Chữ, núi non bao quanh tiếp giáp ruộng nương bằng phẳng. Linh khí tụ hội nhờ có khe suối, đầm hồ thông mạch với sông cái Kim Trà, tức Linh Giang. Thiên nhiên ưu đãi ban tặng: núi đồi bao quanh vào tận cửa chùa, điện các, cảnh trí nơi đây thật tuyệt đẹp; hồ Trường Xuân đổ nước qua khe Châu Ê rồi tuôn chảy theo thủy mạch ra Hương Giang như ý thơ mà cũng ý thiền qua bài Thư hoài của ẩn sĩ Ngô Thế Lân, người huyện Quảng Điền, từng có buổi trà đạo và họa thơ với nhà bác học Lê Quí Đôn vào buổi nhà Trịnh vào chiếm giữ Phú Xuân: Cựu sự: sông dài đổ biển xanh Tân hoài: trăng trải khắp mênh mông.

Hoa rừng ngát hương đưa. Chùa dựa núi làm thành quách, nước chảy róc rách. Hương chiên đàn thơm phức hòa lẫn hương trầm tỏa bay vào không trung linh diệu. Làm  xúc cảm lòng thi nhân đến tận cùng, Ngô Thế Lân viết một câu thơ xuất thần:

Viên uyển tăng vi tự
Cung đình mục đồng canh

Nghĩa là:

Vườn cảnh đẹp xinh nhà sư dựng lập chùa.
Mục đồng canh giữ phương đình theo nếp cũ.
Đồng cảm với người thiên cổ, nhà thơ Trúc Diệp mới phóng viết hai câu tuyệt bút trong bài “Tiếng chuông ngân”:
Mái chùa hồn nước hồn non,
Hồn dân tộc Việt chon von mái chùa.

Thiên Thai không ở đâu xa, mà Ngũ Phong hôm nay là hiện tiền, Thiền viện Hương Vân an lạc cạnh Điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đền thờ Huyền Trân công chúa để rồi men theo tầng cấp dẫn lên núi cao 108 mét là gác chuông Hòa Bình lồng lộng như cửa trời vậy. Hồ Trường Xuân làm tăng thêm cảnh trí nước non như ý tứ thâm hậu của câu đối Hán Nôm vào đầu thế kỷ 20:

Khoán thư ghi tạc lòng son sắt
Nhân trí vui vầy cảnh nước non

Mồng chín tháng giêng năm Tân Mão 2011, lễ giỗ Huyền Trân công chúa, lễ hội Hoa đăng được trình diễn để cúng dường Phật Thánh, tỏ lòng tri ân nhiều thế hệ tiền nhân hơn 700 năm qua đã dày công đi mở đất phương Nam vuông ngàn dặm rộng dài:

Mùa xuân hoa nở khắp quê hương
Phúc đức anh khang đến mọi nhà

Mùa xuân vận hội khai mở, từ chốn đình trung cho đến tận ngoài dân gian tổ chức và trình diễn hội Hoa đăng. Trăm hoa đua nở, trời về đêm trăng sao lấp lánh phản chiếu trên mặt nước sông hồ. Làng nước mở hội cầu Quốc thái dân an, Phong điều vũ thuận mà mấy năm nay đang được hồi sinh. Hoa đèn sáng rạng, cành phướn tung bay, người người nô nức đi dự hội múa Bài bông, múa Lục cúng, hát Cửa đình, diễn các trò chơi dân gian. Có múa, có hát, có thài là những làn điệu nghệ thuật sáng tạo tinh anh của ba dòng tư tưởng văn hóa Nho - Lão - Phật được tổng hợp dưới cái nhìn đầy minh triết dân gian Việt.

Để dễ dàng hình dung ra cảnh tượng hội Hoa đăng thời cận đại, ta có thể tìm đọc lại bản dịch in trên tạp chí của Hội Đô Thành Hiếu Cổ, năm Ất Sửu, 1925, được viết bằng tiếng Pháp chuyển ngữ sang tiếng Việt như sau:

“Tháng 9/1924, lễ tứ tuần đại khánh vua Khải Định, khắp hai bên đường thành phố Huế làm những khải hoàn môn, kết lá xanh tươi, dán chữ Thọ và chữ Phúc bằng hoa rực rỡ. Ở trên kỳ đài và những cột cờ bên vệ đường đều treo cờ rồng vàng lẫn cờ ngũ sắc, cờ đuôi nheo, cờ long phượng nhật nguyệt. Trong điện đám cô đầu Bắc Kỳ đứng trên chiếu hát, có khi múa và hát những bài Chúc hổ. Buổi tối, 64 trẻ em mặc quần áo lụa màu vàng và xanh đỏ, đầu đội mũ đỏ, vai mang đèn lồng, múa Hoa đăng. Kế đến, ban Bát dật múa, rồi đám vũ nữ ở biên giới Trung Kỳ múa vũ khúc Thăng Bằng, trên đầu kết một chùm lọ sứ như hình cây tháp, theo điệu nhạc lúc uốn lượn, lúc quỳ, lúc đứng mà chùm lọ sứ trên đầu vẫn y nguyên không đổ…”

Đèn lồng mang trên vai có nhiều loại, phần nhiều có hình dáng hoa mẫu đơn, hoa thọ, hoa sen: Tinh khiết như hoa sen/ Rạng ngời như Bắc đẩu.

Xuân Tân Mão mở đầu bằng ngày Kỷ Sửu, mồng một tháng Giêng âm lịch, ứng với ngày 3/2/2011. Thừa Thiên Huế hưng vận, mọi người lòng những cầu mong và chúc phúc cho giang sơn gấm vóc muôn đời.

Mấy năm trở lại đây, lễ cầu Quốc thái dân an được tôn vinh. Theo nhịp bước đăng trình, đã khai thông mở rộng để đất nước ngày một huy hoàng, rạng rở. Phía trước đường đi đầy hương thơm ngát, xin gạt bỏ gió chướng, đón gió lành, toàn dân đồng tâm hiệp lực vượt qua những khó khăn một cách nhẹ nhàng để cho dân giàu, nước mạnh, Tổ quốc vinh quang như lời chúc phúc thiêng liêng của Lễ hội Hoa đăng.

Theo nguyên nghĩa, Hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Lễ hội Hoa đăng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, đốt đèn mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Lễ hội Hoa đăng vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một năm mới tốt đẹp.

Có thể thấy rõ hơn ý nghĩa ấy về Hoa đăng trong Phật giáo. Một trong những danh hiệu của đức Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang. Nghĩa là, hào quang của Ngài chiếu phắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sanh bước ra khỏi sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ. Ngài dùng trí huệ để giáo hóa chúng sanh, từ trong đêm tối nhờ vào ánh sáng trí huệ mà thoát khỏi vô minh tăm tối. Đây là điều có thể lý giải được. Trong thế giới ngày nay, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người, cũng như vậy ánh sáng của trí huệ đưa con người ra khỏi u mê. Ngoài ra, trong Phật giáo còn có Phật Dược Sư cũng được gọi là Lưu Ly Quang Như Lai cũng cùng chung một ý nghĩa này. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe, có thể xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành.

Trong ý nghĩa đó, việc cúng đèn tổ chức lễ hội Hoa đăng cũng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau. Người cúng đèn có được phước báo trí huệ sáng suốt và hưởng nhiều ích lợi.

Với ý nghĩa như vậy nên người tổ chức, người cúng đèn hoa đăng và người tham dự thành tâm rất có công đức và lợi lạc. Theo Phật thuyết thí đăng công đức kinh, Đức Phật dạy người cúng đèn có 10 công đức sau đây:

1. Chiếu thế như đăng (Người cúng đèn đời này và đời sau giống ngọn đèn sáng của thế gian, huệ đăng chiếu sáng toàn thế giới).
2. Nhục nhãn bất hoại (Mắt không bao giờ hư hoại).
3. Đắc ư thiên nhãn (Mắt nhìn thấy như loài trời).
4. Thiện ác trí năng (Có trí huệ phân biệt được thiện ác).
5. Diệt trừ đại ám (Có trí huệ siêu việt, diệt trừ tam độc).
6. Đắc trí năng minh (Trí huệ xuất chúng, không bị ngoại giới nhu nhuyễn lôi kéo).
7. Bất tại ám xứ (Không sinh ở nơi tà kiến và địa phương hà khắc).
8. Cụ đại phúc báo (Sinh ra là người có phúc báo).
9. Mệnh tận sinh thiên (Lâm chung không đọa ác thú, mà sinh nơi thiên giới)
10. Tốc chứng Niết Bàn (Chứng quả vị thánh mau lẹ).

Trong Phật giáo, mọi người Phật tử đều biết câu chuyện Bà lão cúng đèn. Việc làm tuy nhỏ nhưng với tâm nguyện cao quý của một bà lão, Đức Phật đã dạy rằng ngọn đèn ấy là hào quang công đức của một vị Phật tương lai.

Ngày đầu xuân năm mới khai mở lễ hội Hoa đăng là một lễ hội thuần túy của người Việt Nam vốn có từ xưa, vừa cầu nguyện cho đất nước vinh quang, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được no ấm, người người được bình an. Đây là một việc làm hữu ích của Ban tổ chức và những người tham gia.

Đối với Phật giáo, vào những ngày lễ lớn hoặc tổ chức những khóa lễ tu tập hay cầu nguyện đều có tổ chức lễ hội phóng sanh đăng. Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho lễ hội càng thêm nhiều ý nghĩa.

Trong Phật giáo còn có lễ Truyền đăng, có nghĩa là truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau chân lý. Thắp sáng một ngọn đèn trên tay, thắp sáng tâm niệm lành, thắp sáng lên tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản.

Hy vọng, mỗi ngọn đèn trên tay của quí vị được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng từ bi xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.
Dương Phước Thu - Lê Quang Thái

Phạm Xuân Ẩn và huyền thoại nghề báo khiến Mỹ 'chết sặc'

(ĐVO) Một cuộc đời có một không hai, một điệp viên huyền thoại, ông - không ai khác - chính là Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn.
Khi ông Phạm Xuân Ẩn mất, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Bí thư trung ương Đảng Trần Quốc Hương (tức ông Mười Hương) vinh danh ông là niềm tự hào của ngành tình báo Việt Nam; còn thế giới thì đánh giá ông là 1 trong những điệp viên cừ khôi nhất của thế kỷ XX.

Nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn


Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12/9/1927 tại Biên Hòa và mất ngày 20/9/2006 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 80 tuổi.
Phạm Xuân Ẩn gia nhập cách mạng từ những ngày đầu cuộc chiến năm 1945 và hoạt động với vai trò tình báo chiến lược. Năm 1957, ông là sinh viên Việt Nam đầu tiên đến học về báo chí ở quận Cam và sống ở California trong hai năm. Ngày nay trong cuốn niên giám của trường Đại học Columbia của Mỹ, ở trang 2 in hình và giới thiệu về chàng sinh viên Việt Nam với tên Pham An, như mọi cuốn kỷ yếu của các trường học. Nhưng không ai biết được ngoài việc học thực sự kiến thức, chàng sinh viên ấy đã trở thành Đảng viên Cộng sản từ năm 1953, được chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tuyển vào Chiến khu D từ 1952.

Một cuộc đời có một không hai, một điệp viên nhị trùng huyền thoại, ông – không ai khác – chính là Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn.
Trở về nước, ông bắt đầu sự nghiệp trong thập niên 1960 cho hãng tin Reuters, rồi đến Herald  Tribune của New York và The Christian Science Monitor. Cuối cùng, trở thành người Việt chính thức duy nhất của tạp chí Time suốt 11 năm, chứ không phải cộng tác viên địa phương.

Những người cùng thời nhận xét, nhà báo Phạm Xuân Ẩn được giới báo chí miền Nam Việt Nam trong những thập niên 60-70 cực kỳ kính nể với nguồn tin bài phong phú và cách đánh giá nhìn nhận nhiều chiều. Theo Laura Palmer, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn và rất nhiều phóng viên phải phụ thuộc vào ông.

Trong suốt thời gian hoạt động tại Sài Gòn đến những năm giải phóng 1975, Phạm Xuân Ẩn bằng những mối quan hệ rộng lớn của một nhà báo, cùng khả năng khai thác và phân tích thông tin của mình, đã bí mật gửi cho Trung ương những tin tức tình báo quý giá, góp phần làm nên những thắng chiến thắng lịch sử của dân tộc ta như: trận Ấp Bắc 1963, trận Khe Sanh 1968, trận Đường 9 Nam Lào 1971 …; đồng thời, đập tan Kế hoạch chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ.

Báo chí Mỹ từng viết: "Bây giờ chúng ta mới biết được đó chỉ là phân nửa công việc của Ẩn với tư cách một phóng viên. Và chưa phải là phân nửa đáng nói. Ẩn còn gửi đều đều những tài liệu quân sự mật và thông tin viết bằng mực vô hình cho Bắc Việt, bây giờ được khóa kín trong văn khố của tình báo Việt Nam. Dùng chiếc máy đánh chữ hiệu Hermes mà cơ quan tình báo Bắc Việt mua cho, Ấn đánh tài liệu, có lúc dài đến hàng trăm trang vào lúc nửa đêm. Sau đó, ông chụp phim, cuộn tròn, gửi đến Củ Chi, nơi đặt tổng hành dinh trong lòng đất của Việt Cộng. Từ năm 1952, cứ cách vài tuần Ẩn lại rời văn phòng Sài Gòn, lái xe khoảng 20 dặm đi về hướng bắc để đến Hố Bò, rồi lẩn vào những đường hầm để nghiên cứu về chiến thuật cho phe Cộng sản. Từ Củ chi, tài liệu của Ẩn được quân hộ tống đưa đến núi Bà Đen ở biên giới Campuchia, rồi tới Nam Vang, từ đây được đưa bằng máy bay đến Guangzhou (Quảng Đông) ở phía Nam Trung Hoa và rồi được chuyển nhanh về cho bộ chính trị ở Bắc Việt Nam..."

Đánh giá về những tin tức tình báo của Phạm Xuân Ẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”.
Đánh giá về những tin tức tình báo của ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”. Còn Đại tướng Văn Tiến Dũng nhờ những tin tức đánh giá sắc sảo của Phạm Xuân Ẩn, mà giúp Bộ Chính trị hạ quyết tâm nhanh hơn để giải phóng Sài Gòn”. Tổng bí thư Lê Duẩn sau khi nhận được báo cáo của ông đã biểu dương cơ quan tình báo quân sự và coi đây là “chiến công có tầm cỡ quốc tế”.

Quá hiểu địch!

Những đánh giá phân tích sắc gọn và tinh tế của Phạm Xuân Ẩn là kết quả của nhiều năm miệt mài học tập tại nước Mỹ, tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt nhất những gì ông nắm bắt được về đất nước con người Mỹ; kết hợp với những năm tháng chiến đấu trong lòng Sài Gòn, giữa một bên là chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam và một bên là đế quốc thực dân kiểu mới. Ông có một lợi thế không ai sánh bằng!

Trong vai trò là nhà tình báo chiến lược, những báo cáo kế hoạch của ông sinh động và chính xác đến không ngờ. Chính ông trong giai đoạn 1963 – sau khi anh em Ngô Đình Diệm bị đảo chính – đã khẳng định Mỹ chưa chịu ngừng tay ở Việt Nam, cho dù nhiều cấp trên của ông đã nghĩ khác. Phải đến tận năm 1965, Mỹ mới chính thức công bố tiếp tục tăng viện cho miền Nam Việt Nam. Sở dĩ Phạm Xuân Ẩn tự tin như vậy vì ông hiểu người Mỹ hơn ai hết.

Tuyệt vời hơn, khi bước sang giai đoạn 1972-1975, khi miền Bắc Việt Nam còn chút do dự sau những tổn thất nặng nề của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968,ì Phạm Xuân Ẩn tin chắc thời cơ lật đổ chính quyền bù nhìn Sài Gòn đã điểm. Ông phân tích dựa trên những dữ kiện mình có trong tay về nước Mỹ: chiến dịch Linebacker ném bom phá hoại miền Bắc không làm nhụt ý chí chiến thắng của dân tộc, Nixon sau đó mất chức, Henry Kissinger thua trên bàn đàm phán Paris trong cuộc đấu trí với Lê Đức Thọ, phong trào phản chiến đang lan rộng trên thế giới; đây là lúc để kết thúc cuộc chiến. Đúng như ông đã báo cáo, tháng 4 năm 1975, cuộc tổng tiến công giải phóng Sài gòn đã đập tan hơn 1 triệu lính miền Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã giành toàn thắng.

Người Mỹ nói về Phạm Xuân Ẩn

Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông. Đến hôm nay họ quay lại đất nước này vẫn tìm ông để mong có câu giải đáp vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam. Vì sao một trí thức giỏi và sống có nhân cách theo “kiểu Mỹ” như ông Ẩn lại có thể là người đứng trong tổ chức chặt chẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của ngành tình báo vốn đầy hiểm nguy? Có những người Mỹ là bạn cũ trong giới báo chí của ông, nay đã mất nhưng dặn lại con cái họ sang Việt Nam hãy tìm đến ông Ẩn. Họ nói sẽ học được nhiều ở con người đó...

Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông?
David Halberstam, bạn của Ẩn khi còn là phóng viên của Time tại Việt Nam nói: "Câu chuyện của Ẩn làm tôi sực nhớ ngay đến Graham Greene. Nó đề cập đến tất cả những câu hỏi căn bản: trung thành là gì? yêu nước là gì? sự thật là gì? anh là ai khi anh nói ra những sự thật đó? và có một sự mâu thuẫn trong con người Ẩn mà chúng ta hầu như khó tưởng tượng được. Nhìn lại, tôi thấy ông là người bị chẻ làm đôi”. Trong một quyển sách viết về Việt Nam xuất bản năm 1965, tự đề “Sự hình thành một vũng lầy”, Halberstam mô tả Ẩn như một cây đinh chốt “nhỏ nhưng rất quan trong trong một mạng lưới tình báo của các nhà văn và nhà báo. Anh ta có những đầu mối tiếp cận giới quân sự tốt nhất trong xứ này”. Bây giờ khi Halberstam biết rõ câu chuyện của  Ẩn, anh ta có tức giận không? Không! Anh phản ánh đúng quan điểm của của hầu hết mọi đồng nghiệp của Ẩn: “Đây là một câu chuyện phức tạp. Nhưng tôi vẫn yêu Ẩn! Tôi không cảm thấy bị phản bội. Anh ta phải cư xử như một người Việt Nam trong giai đọan bi thương của lịch sử đất nước mình. Không thể nào làm khác hơn được".

 
Vĩnh Khang

Những chiêc máy bay độc - đỉnh nhất trên thế giới

Ngày nay việc đi lại giữa các quốc gia, các châu lục đã không còn là một vấn đề nan giải. Máy bay là một phương tiện giao thông đầy tiện ích. Và không ít hãng hàng không trên thế giới đã trang trí những chiếc máy bay của mình với các hình vẽ loè loẹt như hình một người mẫu trong trang phục bikini, cá hồi hay các nhân vật hoạt hình...
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Chiếc máy bay A340 sặc sỡ của hãng hàng không Thuỵ Sĩ Swiss Air.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Bức ảnh người mẫu Bar Refaeli của tạp chí Sports Illustrated
trong trang phục bikini trên chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ Southwest Airlines.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
  Hình ảnh cá hồi Alaska trên phi cơ của hãng hàng không Alaskan Air.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Chiếc máy bay loè loẹt của hãng hàng không Australia Qantas.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi 
Phần đầu một chiếc máy của hãng Swiss Air được tô vẽ cầu kỳ.

 Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Hình ảnh một người mẫu khác trên bầu trời.

 Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Các nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Pokemon trên chiếc máy bay
của hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Chiếc máy bay của hãng Nok Air, Thái Lan trông giống một chú chim.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Hình ảnh một cầu thủ bóng đá Brazil trên chiếc máy bay của Air France.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Một phi cơ của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Chiếc máy bay được sơn màu hồng sặc sỡ của hãng hàng không Wizzair.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung chiec may bay doc dinh nhat the gioi
Chiếc C-46 của hãng vận tải hàng không Everts Air Cargo.

Theo: Chuyenladoday – Phiêu Lãng

Những cung điện đẹp nhất thế giới

Cùng www.sotaydulich.com điểm qua một vài cung điện được cho là đẹp nhất thế giới.
Lâu đài Chateau de Chambord
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cung dien dep nhat the gioi
Lâu đài hoàng gia de Chambord ở Pháp là một kiến trúc của một ông vua thích một cô gái và muốn gần nơi cô sinh sống . Lối xây dựng là sự kết hợp của kiến trúc Pháp thời Phục hưng, truyền thống của Pháp thời trung cổ và các cấu trúc cổ điển của Ý. Lâu đài cũng đã trải qua sự thay đổi đáng kể của nó trong suốt 20 năm xây dựng tuy nhiên nó vẫn là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có của Hoàng đế Charles V tại Chambord.
Lâu đài Alhambra
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cung dien dep nhat the gioi
Hiện tại lâu đài Alhambra được sử dụng như một khu dân cư của các vị vua Moorish tại Granada. Hệ thống lâu đài phức tạp này nằm ở phía nam Tây Ban Nha tiếp giáp với một sân thượng đồi núi ở biên giới phía đông nam của thành phố Granada. Khu vực này đã nằm trên một pháo đài vững chắc kể từ thế kỉ 14.
Cung điện Potala
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cung dien dep nhat the gioi
Cung điện này được xây dựng ở Lhasa, Tây Tạng, và là ngôi nhà của Lạt Ma Đạt Lai từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, nó chỉ là một bảo tàng quốc gia. Bất kì lúc nào bạn cũng có thể tham quan cung điện.
Cung điện Versailles
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cung dien dep nhat the gioi
Nhiều tầng lớp cai trị tốt và xấu đã chiếm đóng cung điện này. Cung điện này có rất nhiều công trình và kiến trúc đẹp. Cung điện Versailles cũng nổi tiếng với những vườn Versailles. Cung điện  này là một trong hai biểu tượng của chiến thắng và lãng mạn.
Cung điện Mùa hè, Trung Quốc
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cung dien dep nhat the gioi
Cung điện mùa hè nằm tại trung tâm Côn Minh, Trung Quốc. Cung điện được xây dựng trên diện tích 2,2 km vuông nhân tạo. Với một khu vườn nhỏ, đẹp được xây dựng tại bên trong cung điện và các cấu trúc cổ điển kiến trúc khác đã được xây dựng xung quanh cung điện này để hoàn thành vẻ đẹp của nó.
Cung điện Buckingham
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cung dien dep nhat the gioi
Điện Buckingham là một dinh thự của Vua Anh tai London và là nơi ở chính thức của Hoàng gia Anh. Cung điện này được xây dựng từ năm 1701 và được ba công viên bao bọc, trong đó có công viên nổi tiếng Hyde Park. Nó được xây dựng để phục vụ cho các sự kiện đặc biệt của đất nước và cho hoàng gia. Nó cũng là một địa điểm du lịch chính của London, hấp đẫn được nhiều khách du lịch.

Xung quanh, phía ngoài cung điện có nhiều lính canh gác, họ không bao giờ tỏ một thái độ biểu cảm nào, dù chỉ một khóe cười.

Tử Cấm Thành
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cung dien dep nhat the gioi
Là một trong những biểu tượng tượng trưng cho cả một lịch sử lâu đời của Trung Hoa. Nơi đây từng là nhà của những vị Hoàng Đế kéo dài từ triều Minh đến nhà Thanh. Hiện tại Tử Cấm Thành là nơi trưng bày những hiện vật có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Pena National Palace
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cung dien dep nhat the gioi
Được xây dựng hoàn toàn trên đỉnh của ngọn đồi Sintra. Pena National Palace có thể nhìn thấy được kể cả khi đứng tại Lisbon. Cung điện được xây dựng theo lối kiến trúc Bồ Đào Nha truyền thống và là cung điện lâu đời nhất tại đây.

Cung điện Mysore
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cung dien dep nhat the gioi
Cung điện nằm tại Mysore và thuộc quyền sỡ hữu của một gia đình Hoàng tộc Mysore. Về đêm, cung điện thu hút rất nhiều khách tham quan bởi chính vẻ đẹp của mình. Nơi đây được đánh giá là khu vực được tham quan nhiều nhất chỉ sau đền Taj Mahal.

Nguồn: www.sotaydulich.com

7 hòn đá kỳ lạ nhất của tự nhiên

Nằm giữa biển Futami thuộc thị trấn Mie, Nhật Bản, hòn đá “Meoto Iwa” - theo cách gọi của dân địa phương - tượng trưng cho tình cảm gắn bó keo sơn của vợ chồng: hòn nhỏ là thiếp, hòn lớn là lang quân.
1. Đá vợ chồng


http://wedo.com.vn/js/uploads/800px-Meoto_Iwa.gif
Hòn đá Meoto Iwa
Nối giữa hai hòn đá là chiếc cầu Shimenawa được làm bằng dây thừng bện chặt. Mặc dù có trọng lượng trên… một tấn nhưng mỗi năm người dân đảo bắc cầu đến vài lần trong các mùa lễ hội, sau đó lại cất đi.
Thời điểm ngắm “Đá vợ chồng” đẹp nhất là vào lúc bình minh của mùa hè, khi mặt trời dần nhô lên giữa hai tảng đá. Từ đây cũng có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ mờ ảo phía xa xa.
2. Hòn Kjeragbolten 
http://wedo.com.vn/js/uploads/kenneth-kjerag-kjeragbolten11.gif
Hòn Kjeragbolten
Là một hòn đá nhẵn thín nằm kẹt giữa khe nứt của hai ngọn núi trên dãy Kjerag ở Na Uy, Kjeragbolten có nghĩa là “cái then” của Kjerag. Du khách đến đây thường bạo gan đứng trên hòn đá chênh vênh, tuy nhiên chưa ai đủ can đảm vừa đứng vừa cúi mặt xuống vực sâu thăm thẳm phía dưới - 1.000 mét trước khi chạm sông băng Lysefjorden.
3. Đá thờ
http://wedo.com.vn/js/uploads/rock3-1107.gif
Đá thờ

Không hiểu bằng cách nào, khối đá nặng 200 tấn có hình dáng hao hao chiếc… hambuger này có thể đứng chênh vênh trên hòn đá bé tí xíu nằm bên dưới. Cũng chính vì thế mà nó trở thành điểm tham quan hút khách nhất ở bắc Yorshire, Anh.
4. Chùa đá Kyaiktiyo

http://wedo.com.vn/js/uploads/rock4-1107.gif
Chùa đá Kyaiktiyo
Theo tín ngưỡng của dân địa phương, sở dĩ tảng đá mòn này có thể bất chấp trọng lực trái đất là bởi nó đã được chính tay hai vị thần Miến Điện “đính” vào mỏm núi Kyaiktiyo từ 2.500 năm trước.
Đường lên tới hòn đá dát vàng khá gian nan: sau quãng đường đất dài 3 km khách tham quan phải tự trèo lên một đoạn dốc đứng dài… 16 km nữa. Và một điều đặc biệt cấm kỵ: phụ nữ không được phép chạm tay hay tới gần ngôi chùa trên nóc tảng đá, mà theo đồn đại, là nơi cất giữ sợi tóc của Đức Phật nghìn năm.
5. Hòn nấm

http://wedo.com.vn/js/uploads/rock5-1107.gif
Đá nấm
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1914, hình dáng của hòn đá đặc biệt này đã được vinh dự đặt làm tên cho Công viên bang Kansas - Công viên đá nấm. Tạo hóa “vô tình”, càng ngày hòn đá càng bị xói mòn giống cây nấm.
6. Rockall

http://wedo.com.vn/js/uploads/Rockall.gif
Rockall
Là hòn đá bỏ hoang giữa biển bắc Đại tây dương, Rockall là hòn đá gây nhiều tranh cãi nhất ở nước Anh xung quanh vấn đề chủ sở hữu. Cho đến thời điểm hiện tại nghe đâu vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
7. Piedra del peñol

http://wedo.com.vn/js/uploads/Penol2.gif
Ngay chính tác giả bài viết này cũng không thể nói gì hơn về tảng đá vô danh. Chỉ biết rằng, tất cả những gì chúng ta phải làm là trèo lên đỉnh hòn và ghé mắt vào cái khe hep bên trong để có thể chiêm ngưỡng điều kỳ thú.

Theo: Chuyenla4phuong