Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

GẠO TÁM XOAN - HẢI HẬU - NAM ĐỊNH


Em như hạt gạo Tám Xoan
Thổi nồi đồng điếu, lại chan nước cà
Tám Xoan thơm dịu các nhà
Hạt gạo trong trắng, đẫy đà lại thon
Tám Xoan ăn với chả chim
Chồng đẹp, vợ đẹp, những nhìn mà no…

Dân gian truyền đời về giá trị của gạo Tám Xoan như là đầu bảng của thú ăn, của hạnh phúc đôi lứa, vợ chồng, con cái và của cư dân châu thổ Bắc Bộ nói chung.

Ở nước ta nhiều nơi có gạo tám, nhưng phải là Tám Xoan, là tám cây cao, hạt thon, một năm chỉ cấy trồng được 1 vụ, tám ấp bẹ của vùng Hải Hậu - Nam Định nổi tiếng ngon. Từ xa xưa gạo tám ở đây đã được chọn để tiến vua. Ngày nay thường được dùng trong các tiệc chiêu đãi lớn của Nhà nước khi tiếp những vị nguyên thủ quốc gia và là một mặt hàng đặc sản xuất khẩu quan trọng.

Cũng ở Hải Hậu, nhưng đâu phải xã nào, huyện nào cũng trồng được Tám Xoan. Ở Hải Hậu, gạo Tám Xoan chỉ trồng được ở vùng đất "Cửu An, Nhất Phúc" (tên gọi của 9 thôn có chữ đầu là An và thôn Phúc Khải) của vùng ven sông Ninh và sông Kim Giang. Tám Xoan là giống lúa thích hợp với đất thịt nặng, thịt trung bình, thịt nhẹ, nhưng tầng canh tác phải sâu, là đất phù sa trẻ ít chua, ảnh hưởng mặn tiềm tàng ở tầng dưới. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu ấy các chân ruộng vẫn trồng được lúa tám nhưng không chỉ năng xuất thấp mà mùi thơm của nó cũng giảm.

Cũng là tám cây cao, nhưng có tới 3 loại là: Tám Tiêu, Tám Ngỗng, nhưng phải là Tám Xoan. Tám Xoan là thứ gạo trắng trong, thơm ngon tinh khiết, là sự gắn kết tuyệt vời của thiên nhiên và con người.
Gạo Tám Xoan giã cối đá, sàng nhặt không còn một hạt lép, vo và nấu bằng nước mưa thiên tạo, nấu bằng củi lõi ngô (Bắp), đốt ủ bằng rơm, trấu thì thích hợp khi ăn vào mùa lạnh.

Gạo Tám Xoan không giã bằng cối đá, thổi nấu bằng niêu đất, đun nấu bằng thứ rơm rạ, tre củi thôn quê, chín nức nở mới thơm ngon, dẻo quánh, càng nhai càng thấy thấm đượm ngọt ngào thì lại thích hợp khi ăn vào những ngày nóng nực.

Đa phần người Hà Thành xưa và nay đều biết đến gạo Tám Xoan nổi tếng với những đặc trưng như:

- Tám Xoan hạt nhỏ, thon dài, trắng xanh, thơm ngon tới tinh khiết, thổi mau chín.

- Hương vị thơm rất tự nhiên đặc trưng.

- Cơm được nấu từ gạo Tám Xoan thì hạt dẻo mềm nhưng rất săn chắc.

- Ăn mau tiêu và hàm lượng chất bổ cao hơn hẳn các loại gạo khác rất nhiều.

- Khi cơm để nguội thì vẫn giữ được độ dẻo, độ ngon và hương thơm đặc trưng như lúc cơm nóng.

 

Thưởng thức được gạo Tám Xoan cũng phải có một nghệ thuật ẩm thực từ khâu chế biến tới khi ăn thì mới thấy hết được cái ngon, cái ngọt, cái bùi, cái đậm đà của hạt gạo.

- Nấu Tám Xoan muốn ngon phải nấu bằng niêu đất hay nồi gang đun lửa rơm, tre củi thôn quê.

- Cơm Tám Xoan nếu ăn cùng thức ăn xào hay chan canh sẽ mất hết vị ngon, độ dẻo của gạo.

- Thưởng thức cơm Tám Xoan thì phải đi kèm với các món đặc trưng như giò lụa, chả quế, chả chim…

- Ăn cơm Tám Xoan kèm với cá bống, cá quả kho khô, cá rô rán giòn hoặc tôm, thịt rim, rưới thêm ít nước mắm nhĩ, rắc chút hạt tiêu,… thì sẽ ngon ngọt, cay nồng, thơm phức, quyến rũ.

Bát cơm tám thơm ăn cùng con cá đồng kho, mùi thơm và cái săn chắc, dẻo dai của gạo, vị ngọt của cá, mùi cay nồng của hạt tiêu…, tất cả hoà quyện vào nhau ấm áp tình quê đã khắc sâu nỗi nhớ, nỗi mong của những ai xa xứ và những ai đã từng được thưởng thức cơm Tám Xoan.
(Nguồn: Gaongon247.vn)

Tỉ lệ tiêu chuẩn gạo - nước
 
Tỉ lệ tiêu chuẩn gạo - nước
STT
Cơm ráo
Tiêu chuẩn
Cơm ướt
01
1 gạo : 1,15 nước
1 gạo : 1,20 nước
1 gạo : 1,25 nước
02
1 gạo : 1,15 nước
1 gạo : 1,25 nước
1 gạo : 1,30 nước
03
1 gạo : 1,25 nước
1 gạo : 1,30 nước
1 gạo : 1,40 nước
04
1 gạo : 1,30 nước
1 gạo : 1,35 nước
1 gạo : 1,45 nước
05
1 gạo : 1,15 nước
1 gạo : 1,25 nước
1 gạo : 1,35 nước

TRÀ TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG




Nụ vối Hải Hậu Nam Định

 
Mẹ lên thành phố với con
Nhớ hoài cây vối vẫn còn dưới quê
Một năm may có dịp về
Mẹ ngồi bên gốc ủ ê nổi buồn
Hắt hiu run rẩy cánh chuồn
Mây trời teo tóp mặt khuôn quê nhà
Quán hàng nước đầy Coca
Mẹ tôi ủ lá vối già làm vui
Thương cây gốc đã sần sùi
Ra đi Mẹ cứ ngậm ngùi vấn vương.
…Mẹ ơi!
Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?…
(Nước vối quê hương – Nguyễn Trọng Định)


Nụ vối bịch 200g
Trình bày (đóng gói):
200 gam Nụ vối Hải Hậu Nam Định loại ngon đóng trong bịch PE;
Đóng 50 bịch trong 1 thùng catton; Kích thước thùng 40,5cm x33,5cm x24,5cm
Công dụng
Nụ Vối - Giải Khát Và Chữa Bệnh
Cây vối, một loại cây quen thuộc của làng quê ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày. Lá vối cũng có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Đặc biệt nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng rất hiệu quả.
Nụ vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.
Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gram trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể.
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường (tiểu đường) khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác, được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết, nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó.
Vài Phương Thuốc Trị Liệu Có Dùng Nụ Vối
Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Cách dùng
-Mở túi;
-Lấy khoảng 10 gam nụ vối cho vào ấm;
-Chế lượng nước sôi vừa đủ- khoảng 150 ml tùy theo sở trường đậm, nhạt;
-Hãm khoảng 5 phút ;
-Rót ra chén rồi uống.
-Chế nước sôi và hãm uống cả ngày.
 Nụ vối là thức uống truyền thống của nhân dân ta, nụ vối có tác dụng mát, tốt cho gan, trẻ em và người lớn, mọi người đều dùng được.