Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

BÀI THƠ " ĐÔI DÉP"

BÀI THƠ " ĐÔI DÉP" - NGUYỄN TRUNG KIÊN

Bài gửi 
 


Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ


Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước
Cùng gánh vác những bước đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau


Cùng bước cùng mòn không kẻ thắp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia


Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng mọi người sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu


Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh!


Đôi dép vô tư khăng khích bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hè phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi


Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Như anh yêu em bỡi những điều ngược lại
Cho nên gắn bó nhau bởi một lối đi chung


Hai mảnh đời thằm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ một chiếc là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia!!!

BÀI THƠ ĐÔI TẤT ( EM CỦA BÀI THƠ ĐÔI DÉP)

Bài gửi

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Lá bài thơ kể về ...đôi tất
Khi chân thấy có một mùi ngây ngất
Thì vật tầm thường cũng "bộc phát" thành thơ

Hai đôi tất nho nhỏ màu xanh lơ
Màu cở cây hay màu của điều ước?
Nhưng chắc chắn không bao giờ lộn ngược
Vì mặc vào sẽ phát hiện ra ngay

Chẳng thường xuyên được giặt giũ hàng ngày
Bị sức nặng đôi gót hồng chà đạp
Dấu bốc mùi không đi cùng người khác
Dù chiếc này đẹp hơn hẳn chiếc kia

Nếu một mai một chiếc tất mất đi
Bị chó gặm hay vấn đề nào khác
Mọi thay thế đều trở thành độc ác
Không khác lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai đứa này chỉ là cặp gian phu

Mất em rồi anh sẽ đi tu
Bởi đơn độc sống đâu còn ý nghĩa
Dấu bên cạnh có muôn người thay thế
Thì đêm nằm vẫn sợ dính SI-ĐA

Đôi tất - đôi ta khi rách khi lành
Chẳng thề nguyền nên tha hồ giả dối
Chẳng hứa hẹn chỉ âm thầm phản bội
Nên bình thường nếu chẳng đủ thành đôi
Ngay cả khi bắt đầu bốc mùi hôi

Không thể thiếu sáp ngăn mùi khẩn cấp
Bài thơ đầu xin viết về đôi tất
Thật giản dị như mối tình e ấp
Để đêm ngày gắn chặ mãi không thôi

Không thế thiếu nhau trên bước đường đời
Dấu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng I-LOVE-YOU ở những điều ngược lại
Tôi mù quáng trong cuộc tình ngang trái
Thỏ gục đầu trước trước phát súng thợ săn

Dấu mai này tôi có chết nhăn răng
Xin kiếp sau vẫn được làm chiếc tất
Dù biết yêu "không còn gì để mất"
Chỉ cần bên cạnh có chiếc thứ hai kia 




10 điều yêu thương!

Nuocmathoctro.Net

1. Khi gặp được người mà bạn thật sự yêu thương: Hãy nỗ lực trở thành một nửa của người ấy bởi vì nếu người ấy ra đi, tất cả sẽ không còn kịp nữa.

2. Khi gặp một người bạn có thể tin tưởng được:
Cần giữ quan hệ tốt với người đó vì trong cuộc đời mỗi người, gặp được tri kỷ không phải là điều dễ

3. Khi gặp người đã từng giúp đỡ bạn:
Nhớ tỏ thái độ cảm kích đối với người ấy vì họ đã mang lại sự thay đổi trong cuộc đời bạn.




4. Gặp người đã từng yêu bạn:
Nên nở nụ cười cảm kích với họ vì đã giúp bạn hiểu thêm về tình yêu.

5. Gặp người từng ghét cay ghét đắng bạn:
Nên cười xã giao với họ vì họ làm bạn trở nên kiên cường hơn.

6. Gặp người đã từng phản bội bạn:
Nên nói chuyện với họ vì nếu như không phải họ, ngày hôm nay bạn sẽ không hiểu biết gì về thế giới này.
 

7. Gặp người bạn đã từng yêu:
Nên chúc phúc cho họ, bởi vì khi yêu, bạn chẳng đã từng mong muốn họ vui vẻ hạnh phúc đó sao?

8. Gặp người đi qua vội vàng cuộc đời bạn:
Cần cảm ơn họ đã đi qua cuộc đời này của bạn, bởi vì họ là một bộ phận sắc màu trong cụôc sống phong phú và đa dạng của bạn.

9. Gặp người đã từng hiểu lầm bạn:
Hãy nhân thể giải quyết sự ngộ nhận, bởi vì bạn có thể chỉ có một cơ hội này để giải thích mà thôi.

10. Và hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay bởi vì người ấy đã yêu bạn,
vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.

Tục thờ thần Ngũ Hành



            Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng giáo và Lão giáo. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất).
Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, năm loại vật chất  ấy vận động, phát triển theo hướng "tương sinh" và “ tương khắc", đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Rồi từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự thờ phượng “vạn vật linh thiêng” rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông cho đến ngày nay.
“NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ”
Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng  duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm 1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần", phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.
Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần?  Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên - như người Việt cổ - thì  giới tự nhiên có tính “âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện sinh đẻ ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái. Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã  là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu - biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ", “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt.
Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.
Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” - không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”.  Tiến về phương Nam, nếu rải rác tại vùng quê như Long An chỉ còn một ít ngôi miếu nhỏ  bé, thờ mỗi một cái linh bài lẽ loi, ghi hai chữ Hán đơn thuần là “Ngũ Hành” thôi, thì tại vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Năm Bà Ngũ Hành đã được quãng bá rất rộng rãi. Những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt.  Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng.
“BÀ” Ở TRONG  ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGỎ HẼM
Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp là địa phương vốn có rất nhiều chùa, miễu thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh…
Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ  “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ  Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v… Ở những ngôi đình cổ, như  đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương.
 Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói…
Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh. Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra -  miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà.
VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ…
Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – thường là dân pêđê nam – đến hát, tế, múa dưng bông… Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho các Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.
Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi ( tên mới là Trương Đăng Quế, phường 3 quận Gò Vấp, sẽ bị giải tỏa để mở đường), theo người coi sóc miễu ( kiêm nghề tế bóng rỗi) thì bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo  bà chủ đất, thuộc gia đình đã bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ  năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “ Các Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khỏe, bình an…”.
Phạm Nga

TRỜI trong ca dao - tục ngữ người Việt

Dân Việt Nam là dân hữu thần, sống rất gần gũi với Trời. Từ khi chào đời tới khi qua đời, người ta nói rất nhiều tới Trời xanh cao cả trên đầu, qua trời xanh đó, người ta nhận rằng có Đấng tối cao dựng nên trời đất, cai quản vũ trụ, nhất là loài người.
Người ta tin rằng, từng hành động của con người đều có Trời chứng giám, can thiệp. Tiếng 'Trời' được phát xuất từ cửa miệng dân chúng hằng ngày qua đời sống cách dễ dàng, lại còn sàng lọc, kết tinh, lưu trữ trong tâm trí con người, trong ca dao tục ngữ như những nguyên tắc đạo hạnh, được lưu truyền qua nhiều thế hệ nơi người bình dân để rồi âm thầm điều khiển tư tưởng, ngôn ngữ, lối sống của người Việt. Ta có thể tìm thấy những tư tưởng về Ông Trời như sau: * Trời tạo dựng muôn vật:
Khi nghe chim hót, khi nhìn núi cao, khi thấy sông sâu, khi nhìn cái gai nhọn trên rừng, nhìn trái tròn trên cây, người ta nhận ra Đấng làm ra chúng.
Con chim nó hót trên cành,
Nếu Trời không có,
có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao,
Nếu Trời không có,
làm sao có mình?
Núi kia ai đắp nên cao,

sông kia biển nọ ai đào mà sâu?

Gai trên rừng ai bứt mà nhọn,
trái trên cây ai vo mà tròn?
* Trời trông coi, gìn giữ:
- Tin rằng Trời sinh ra con người, sinh ra rồi, Trời không bỏ mặc, nhưng Trời nuôi sống:
'Trời sinh Trời dưỡng”
'Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”
Ngày nay, tình trạng sinh sống nhân loại khác ngày xưa, không còn nhiều người quan niệm như câu tục ngữ trên, vì người ta đã không còn tin tưởng mạnh mẽ ở Trời cao như cha ông họ.- Không những Trời sinh ra thân xác con người, qua cha mẹ, mà còn sinh cả tính tình nữa:
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”
*Trời sinh ra ông tướng giặc,cờ bạc xóc đĩa dông dài cả đêm,canh trước tướng hãy còn tiền,canh sau cố áo ngồi bên lọ hồ...Bấy giờ quan tướng thua ra,Bấy giờ quan tướng thua ra,áo quần cố hết, trở ra về trần,về giữa sân vạch quần bắt rận,vợ trong nhà giận chẳng nấu cơm.Bấy giờ tướng cúi ổ rơm,chẳng dám hạch nước hạch cơm hạch trầu.Vợ thương chồng ra mầu rét mướt,đem tiền đi chuộc áo lấy về.Từ nay tướng hẳn xin thề,đã đi cờ bạc còn về chi đây.
- Trong nếp sống gia đình, vợ chồng khuyến khích nhau:
Xin chàng kinh sử học hành,
để em cầy cấy cửi canh kịp người,
mai sau xiêm áo thảnh thơi,
ơn Trời lộc nước đời đời hiển vinh
- Đôi hôn nhân nguyện Trời chứng giám cho mối tình chung thủy:
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ,
trên bầu trời rộng có mây xanh,
từ ngày chia rẽ em anh,
nước trời còn đó ai đành phụ nhau.
Họ thề thốt trước mặt Trời:
'Trời cao đất rộng,em vọng lời nguyền,đất trời còn đó,em giữ tuyền thủy chung”
- Khi con người phụ tình, người ta than thở:
Trời ơi có thấu tình chăng,con người nhân nghĩa lai căng mất rồi.
- Gắng tập đức:
Ở hiền thì lại gặp lành,
Những người nhân đức trời dành phước cho.
*Ở xởi lởi Trời cởi ra cho,
Ở so đo Trời co ro lại.
- Những biến cố của quốc gia, người ta cũng nói đến Trời xui khiến:
Trời ơi sinh giặc làm chi,
cho chồng tôi phải ra đi chiến trường!
Người ta cầu xin cho cuộc chinh chiến thành công:
Lạy Trời cho cả gió nồm,
cho thuyền chúa Nguyễn căng buồm tiến ra
(phương Bắc đánh chúa Trịnh?)
- Sự giầu nghèo, bất công, chênh lệch trên đời cũng do tại Trời:
Trời sao trời ở chẳng cân,
người ăn không hết,
kẻ lần không ra!
*Trời sao trời ở chẳng công,
người ba bốn vợ,
người không vợ nào!

- Ngay cả việc cờ bạc họ cũng dám đùa bỡn đổ lỗi cho Trời:
Trời sinh ra kiếp ăn chơi,
sao trời lại ghép vào nơi không tiền?

- Còn muốn hỏi Trời về những xui xẻo do đam mê ngu dại mình:
Bắc thang lên hỏi ông Trời,
những tiền cho gái có đòi được chăng?

- Nước Việt thuộc miền nhiệt đới, mưa nhiều, nắng nhiều. Dân Việt hầu hết làm nghề nông, trồng lúa, trồng hoa mầu, nên khi đồng khô cỏ cháy, người ta ngày đêm kêu cầu Trời cho mưa nắng phải thì, mùa màng tốt tươi:
Lạy Trời mưa xuống,
lấy nước tôi uống,
lấy ruộng tôi cày,
lấy đầy bát cơm,
lấy rơm tôi thổi,l
ấy chổi quét nhà,
con gà nhặt thóc...

Và khi đã có mưa, người ta hân hoan biết ơn, cần cù làm việc:
Ơn Trời mưa nắng phải thì,
nơi thì cầy cạn, nơi thì bừa sâu.
Nhờ trời mưa gió thuận hòa,
nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.

- Nhờ ơn Trời mà có cảnh sung túc ấm no:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long,
nhờ Trời Hạ kế sang Đông,
làm nghề cầy cấy vun trồng tốt tươi,
vụ năm cho đến vụ mười,
trong làng kẻ gái người trai đua nghề,
trời ra: gắng, trời lặn: về,
ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên
Dưới dân họ trên quan viên,
công bình giữ mực cầm quyền cho hay.

Họ biết lợi dụng cả trời nắng cũng như trời mưa:
Trời nắng tốt dưa,
Trời mưa tốt lúa

Khi thời tiết thuận hòa cũng như khi gặp cảnh bão lụt mất mùa thường xảy ra trên quê hương:
Bây giờ gặp phải hội này,
khi trời hạn hán khi hay mưa dầm,
khi trời gió bão ầm ầm
- Người ta khiêm tốn ngửa mặt cầu xin:
Nghiêng vai ngửa vái Ông Trời,
đương cơn hoạn nạn,
độ người trần gian


* Người ta quan niệm rằng: Trời là Đấng Tối cao sinh ra con người, hằng quan phòng và nắm quyền thưởng phạt, điều hành vũ trụ cách công minh uy quyền. Trời quyền phép, công bằng, nhưng rất nhân từ: Trời là nguồn ơn và cũng là nguồn khổ. Khi được may lành người ta nói: 'Nhờ Trời ban'. Khi gặp đau khổ, người ta kêu: 'Trời ơi!'. Trời sinh ra khác biệt, giầu nghèo…
Trời làm một trận nắng chang,
ông hóa ra thằng thằng hóa ra ông.
- Tin rằng Trời luôn nâng đỡ kẻ thiện chí, thành tâm:
Trời nào phụ kẻ có nhân
Nên nhiều khi người ta phó thác cho Trời:
Trời cho, hơn lo làm'.
*Làm trai quyết chí tu thân,
công danh chớ vội nợ nần chớ lo,
khi nên Trời giúp công cho,
làm trai năm liệu bảy lo mới hào,
Trời sinh Trời chẳng phụ nào,
công danh gặp hội anh hào ra tay.
Trời công bằng, nhưng có quan niệm lẫn lộn với niềm tin bên Phật: có quả báo:
Trời quả báo, ăn cháo gẫy răng,
ăn cơm gẫy đũa,
xỉa răng gẫy chày
*'Trời đánh thánh vật”
- Đừng kiêu ngạo:
'Ếch ngồi đáy giếng
coi Trời bằng vung
Cứ trong nghĩa lý luân thường,
làm người phải giữ kỉ cương mới màu,
đừng cậy khỏe, chớ cậy giầu,
Trời kia còn ở trên đầu còn kinh
- Đừng xảo trá:
Tin nhau buôn bán cùng nhau,
Thiệt hơn hơn thiệt, trước sau như lời.
Hay gì lừa đảo kiếm lời,
Một nhà ăn uống, tội Trời riêng mang.

- Đừng hoang phí:
'Phí của Trời, mười đời chẳng có”
*Làm người nên biết tiện tằn,
đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi,
những người đói rách rạc rời,
bởi phụ của Trời làm chẳng có ăn.

Coi chừng:
Của trời trời lại lấy đi,
giương hai mắt ếch làm chi được Trời.

- Người ta thường nói:
'Chê của nào, Trời trao của ấy”
*Đời ông cho tới đời cha,
đời nào khổ cực như ta đời này,
ngoài đồng cắm cọc giăng giây,
vườn nhà đóng thuế vợ gầy con khô,
xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi Trời

- Con người không thể hiểu số phận bi đát của mình trước cái chết, có khi chưa đáng chết:
Lá vàng đeo đẳng trên cây,
Lá xanh rụng xuống Trời hay chăng Trời.

Nhưng Trời rất nhân từ:
'Trời đánh còn tránh miếng ăn”
* Trời nào phụ kẻ có nhân”
*Trời nào có phụ ai đâu,
hay làm thì giầu, có chí thì nên.

- Người ta tin ở Trời quan phòng sáng suốt:
Trời xanh có mắt'

Vì thế, người ta quả quyết:
Gẫm hay muôn sự tại Trời'

* Trời phải được tôn thờ:


Nhìn nhận Trời cao cả:
Đèn trời trời sáng 4 phương,
đèn tôi tôi sáng đầu giường nhà tôi.

Người ta xin:
Đêm đêm ra thắp đèn trời,
cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Thái độ phó mặc:
Trời mưa thì mặc trời mưa,
tôi không có nón trời chừa tôi ra

Tiến đến nhận biết chính xác hơn:
Xưa kia chỉ biết kêu trời,
mà nay đã biết gọi Trời là Cha,
trần gian chẳng phải là nhà,
đi về vĩnh cửu gặp Cha trên trời.

Và người ta thờ Trời. Trời đây có người nghĩ là trời xanh, nhưng cũng có nghĩa là Đấng linh thiêng, Đấng tối cao:
Dù ai nói ngược nói xuôi,
ta đây vẫn giữ đạo Trời khăng khăng

*'Có thờ có thiêng,
có kiêng có lành”

* Cũng nên biết thêm về quan niệm Ông Trời của người Việt thời xưa:
'Ngày xưa, trước tất cả mọi sự đã có ông Trời, Trời là một bậc quyền phép vô song ở trên cao, làm ra tất cả: Trái đất, núi non, sông biển, mưa nắng; sinh ra tất cả: Loài người, muôn vật, cỏ cây... Từ mặt trời mặt trăng, các ngôi sao trên trời cho đến vạn vật ở mặt đất, tất cả đều do Trời tạo nên'
'Trời có con mắt thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có đạo Trời, nhờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời'
'Trời cũng có vợ gọi là bà Trời, và mỗi khi hai ông bà cãi mắng nhau là lúc trời vừa mưa vừa nắng. Mỗi lúc Trời giận loài người lầm lỗi ở thế gian thì giáng xuống thiên tai, bão táp, lụt lội, hạn hán...'

'Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao, có chín tầng trời, và chỗ giáp với đất ấy là chân trời. Trời vô hình không nói, nhưng người ta tin là ở đâu cũng có mặt của Trời, không một ai tránh khỏi lưới Trời, mọi việc đều do Trời định'

'Ông Trời của Việt Nam thời cổ cũng gọi là Ngọc Hoàng’
 
Hoàng Trọng Miên
(Trích:Việt Nam Văn Học Toàn Thư I)

Bói tuổi Chàng và Nàng


image

image

Chàng tuổi nên mắt nhanh hay liếc
Những bóng hồng dù nàng ở thật xa
Hay lập lờ ăn vụng rất tài ba
Bị bắt gặp chỉ làm thơ tạ lỗi.

image

Nàng tuổi nên thường hay thắc mắc
    Lục lạo tìm như nhà báo tài ba
    Những tin người dù có ở cách xa
    Nàng thông thạo như gần ngay bên ấy.



Chàng tuổi Sửu nên tưởng mình vô tội
Cứ từ từ mơ mộng với yêu đương
Yêu một người nào đã thấm tình trường
Nên nhẫn nhại tìm hoài tình yêu mới.

image

Nàng tuổi Sửu nên cần cù nhẫn nại
    Yêu cuộc tình như yêu một dàn hoa
    Biết người yêu nhiều mơ mộng, nhưng mà
    Chỉ trách nhẹ và dỗi hờn đôi chút.



Chàng tuổi Dần nên tánh ghen dữ dội
Thích độc quyền nhung nhớ, độc quyền yêu
Tuy chàng thì mơ mộng lại yêu nhiều
Nhưng chỉ thích người yêu mình chung thủy.

image

Nàng tuổi Dần nên chẳng hiền như Bụt
    Mỗi khi làm lỡ phật chút lòng em
    Nàng bảo tôi đừng chọc quấy em phiền
    Em sẽ viết nhiều thơ buồn vô tận.



Chàng tuổi Mão nên ngọt ngào tế nhị
Làm thơ tình dụ dỗ rất tài ba
Không bằng lòng chàng bày móng vuốt ra
Đem giam hãm trong ngục tù tình ái.

image

Nàng tuổi Mão nên thường yêu và giận
 Thích ngọt ngào, ưa chiều chuộng vuốt ve
    Ôm vào lòng tôi hôn nhẹ bờ mi
    Để nàng thả hồn say vào giấc mộng.



Chàng tuổi Thìn nên bất cần hoang dại
Thích tự do lang bạt khắp đó đây
Chuyện tình nào cũng chỉ thoáng mây bay
Ngàn năm nữa chàng vẫn là như vậy.

image

Nàng tuổi Thìn muốn cùng tôi ngang dọc
    Trải giang hồ, thăm khắp nẻo quê hương
    Nàng muốn cùng đi dạo với người thương
    Nhìn hoa nở khắp khu rừng tình ái.



Chàng tuổi Tỵ nên trăm đường bay nhảy
Thấy cô nào cũng lè lưỡi muốn hun
Độc rắn thâm chàng sẽ lấy ra dùng
Rồi cuốn lại mang về làm sở hữu.

image

Nàng tuổi Tỵ yêu những gì hoang dại
    Muốn cùng Rồng và Rắn cưỡi ngàn mây
    Trải đường đời, nhưng yêu thích thơ ngây
    Cùng thi họa như ngày xưa còn bé.



Chàng tuổi Ngọ thích đi hoang đây đó
"Hí" em rồi ai dám đụng tới em
Dám lơ ngơ đá giò lái ra liền
Không đo đất cũng mảy môi sứt trán.

image

Nàng tuổi Ngọ tóc mây dài kẹp khẽ
Xõa phất phơ theo lượn gió ngang lưng
    Trời mưa buồn tôi ôm vội sau hông
    Rồi hôn nhẹ trên tóc dài sũng ướt.



Chàng tuổi Mùi hay làm duyên làm dáng
Xức dầu thơm chải chuốt bóng loáng đầu
Có một sừng cằm dưới lơ phơ râu
"Be he" hết cô này sang cô khác.

image

Nàng tuổi Mùi nên cùng tôi lã lướt
Trên mặt sàn cùng bước nhịp pa sô
Khi dìu nàng nhảy vũ điệu mam bo
Tôi nhẹ khẽ đọc vần thơ nàng tặng.



Chàng tuổi Thân sống trong rừng có khác
Thích giỡn đùa cợt lã với tình yêu
Thích múa may chạy nhảy có hơi nhiều
Vì thân ngứa bảy ngày nay... chưa tắm.


image

Nàngtuổi Thân bảo số phần hơi nặng
Nên ngậm ngùi thua thiệt với chị em
Nàng thường than là số Khỉ không hên
Bỏ công mãi chờ thơ hằng mong đợi.



Chàng tuổi Dậu tính tình hiên ngang lắm
Thích màu mè de dúa chẳng chỗ chê
Rót bên tai lời ngon ngọt thật nghề
Khi tức giận chàng liền đưa mỏ đớp.

image

Nàng tuổi Dậu nên thường hay tìm bói
 Những chuyện tình vụn vặt thuở xa xưa
Rồi cấm tôi không thơ thẩn mơ màng
Chôn chặt hết những gì trong dĩ vãng.



Chàng tuổi Tuất đa nghi nhiều hồi hộp
Thức thâu canh suy nghĩ chuyện không lành
Mặt lo âu, cau có muốn cạnh tranh
Mắt láo liên như lắm điều suy ngẫm.

image

Nàng tuổi Tuất nên ghét người lơ đãng
    Hỏi điều gì bắt phải trả lời ngay
    Vì yêu nàng tôi hỏi khắp đó đây
Để nàng biết những gì nàng muốn biết.



Chàng tuổi Hợi ... chu choa ôi hôi lắm
Ham ăn nhiều mà lại thích than van
Lười một cây và nổi tiếng hơi gàn
Lui cui kiếm bao nàng về sai vặt.

image

Nàng tuổi Hợi nên thường than thua thiệt
Giận những người hay thích chuyện ăn gian
Muốn chiều nàng nên phải để nàng than
Rồi nhè nhẹ mi nàng xin tạ tội.