Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Say đắm nhìn thiếu nữ nude bên sông Hàn


Dọc bên bờ Tây sông Hàn êm dịu, một “rừng” thiếu nữ nude và hóa đá níu chân du khách trong dịp lễ 30/4 - 1/5 cùng lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế năm nay.
Đây là những tác phẩm phụ nữ điêu khắc bằng đá được các cơ sở trưng bày phục vụ du khách trong dịp lễ hội này.
Những hình tượng thiếu nữ đá bên sông Hàn mang phong cách vừa cổ xưa vừa gợi cảm. Những thiếu nữ “nude” hóa đá này được công chúng đón nhận bằng sự ngưỡng mộ với nhiều cảm xúc say đắm.
Bản thân các tác phẩm điêu khắc bằng đá này không có lời nhưng tự nó lại toát lên những cung bậc cảm xúc khác nhau mà mỗi người đều có cảm nhận của riêng mình.
Dưới đây là một số hình ảnh:
 
 Theo: Dân trí

Khám phá Poznan, Ba Lan


Sẽ là một thiếu sót nếu bạn đến Ba Lan mà bỏ qua thành phố Poznan. Poznan được xem là một trong những thành phố lâu đời nhất Ba Lan. Poznan nằm ở miền tây Ba Lan, khoảng 5 giờ lái xe từ Kralow, 4 giờ từ Warsaw và 2 giờ từ Lodz. Đây là thành phố lớn thứ năm Ba Lan với dân số 550.000.
 
 
Poznan được thành lập trong thế kỷ thứ 9 và đến ngày nay vẫn giữ nguyên được vẻ quyến rũ. Thành phố kế thừa một di sản văn hóa trong nhiều thế kỷ và là một trung tâm chính trị, tôn giáo quan trọng và lâu đời. Một phần giá trị của Poznan chính là thánh đường Phêrô và St.Paul được xem là nhà thờ cổ nhất và có niên đại năm 968. Các nhà vua trước đây được chôn trong nhà thờ cùng với một số nhà cầm quyền Ba Lan.
 
 
Trong nhiều thế kỷ Poznan cũng như nhiều thành phố lốn của Ba Lan bị phân chia và nhiều cuộc đấu tranh diễn ra. Trong đó cuộc nổi dậy của Jagiellon đã kiến cho Poznan bị tổn thất nặng nhất.
 
 
Số phận cùa thành phố cũng như phần còn lại của Ba Lan trở nên kho khăn trong thế kỷ 17 và 18. Cuộc chiến tranh phương Bắc đã phá hủy thành phố và thành phố bị thống trị trong năm 1793 – 1918 và Poznna cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lớn của nền văn minh phương tây.
 
 
Kết thức chiến tranh Poznan mở ra nhiều hy vọng, như những gì chúng ta biết. Sự tấn công của Đức Quốc Xã mà đứng đầu là Hitler trong chiến tranh thế giới hai gần như tàn phá dân tộc Ba Lan, Thành phố bị mất khoản 100.000 dân.
 
 
Giống như phần còn lại của Ba Lan, phải mất nhiều thập kỷ để Poznan. Những thứ Poznan mất đi trong chiến tranh thế giới thứ hai nhiều hơn những tài sản bị đánh cắp, những bảo vật mà là con người là văn hóa ở Poznan. 
Poznan có thể trở thành một thành phố sôi động nếu như không có quá nhiều những vết thương trong qua khứ .
 
 
Nhưng may mắn là Poznan vẫn được biết đến với những giá trị lịch sử sâu sắc nơi có những địa danh lịch sử và truyến thớng. Chính Phủ Ba Lan đang nổ lực xây dựng Poznan thành một thành phố lịch sử mà du khách có thể khám phá.
 

Nguồn: Sotaydulich.com

Các Văn Miếu ở Việt Nam



Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - người được xem là “khai sáng” của Nho giáo. Sự hình thành các Văn Miếu chính là biểu thị của tư tưởng chủ đạo trong việc tôn vinh truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội
 
quoc tu giam
Mỗi dịp Xuân về, người dân khắp nơi háo hức đến dâng hương tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Đây là Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng tháng 10/1070. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem như là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. 

Quần thể di tích gồm: Hồ Văn, Vườn Giám và Khu nội tự. Văn Miếu - Quốc Tử Giám thiết kế bởi nhiều lớp nhà và lớp cửa cách nhau 5 cái sân: Tam quan qua sân thứ nhất. Đại trung môn có hai cổng nhỏ vào sân thứ hai. Khuê Văn Các có hai cổng nhỏ vào sân thứ ba. Tiếp đến là Hồ Thiên Quang Tĩnh và Cửa Đại Thành vào sân thứ tư. Khu chính của Văn Miếu gồm hai nếp nhà chính cách nhau cũng bằng cái sân, mái lợp ngói cổ. Nếp nhà trong là Chính tẩm thờ Khổng Tử và học trò. Khu nhà Đại Bái hai bên tả, hữu treo thờ tranh vẽ tiên hiền, tiên Nho. Qua sân thứ năm là nhà Thái Học (thờ cha, mẹ Khổng Tử). Đây là nơi lưu danh các bậc hiền tài qua các khoa thi, thể hiện ở 82 tấm bia tiến sĩ (được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức nhân loại năm 2010). Cứ sau mỗi khoa thi từ năm 1442 đến 1779, người xưa lại dựng lên các tấm bia đá trên lưng rùa, khắc tên những người đỗ đạt.

Ngày nay, đây là nơi Nhà nước tổ chức trao các học hàm, học vị giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ cho những trí thức, là nơi khen tặng cho học sinh, sinh viên xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày Rằm tháng Giêng. Đặc biệt, trước mỗi kỳ thi, các sĩ tử đến đây “xin lộc”, “cầu may” . Mỗi dịp Xuân về, người dân khắp nơi háo hức đến dâng hương tại Văn Miếu với mong muốn học hành tấn tới, “công thành, danh toại”, xin chữ lấy may trên phố "ông đồ" bên khu vực Văn Miếu. Với kiến trúc cổ xưa và những giá trị nhân văn độc đáo, Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là gạch nối lịch sử của Hà Nội xưa và nay, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của dân tộc.

Văn Miếu Mao Điền - Hải Dương
 
van mieu mao dien
Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu Mao Điền được xây dựng từ thời Lê Sơ (Thế kỷ XV) tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tên gọi Mao Điền xuất phát từ đặc điểm Văn Miếu xưa vốn nằm trên một vùng đất bằng phẳng có nhiều cỏ lau (Mao: cỏ lau, Điền: ruộng cấy). 

Vào thời Tây Sơn (1788 - 1802), Văn Miếu được hợp nhất với trường thi Hương của tỉnh Hải Dương. Công trình rộng 3,6 ha này được xây dựng theo hướng Nam gồm các hạng mục: Bái đường, Hậu cung mỗi toà 7 gian, xây theo kiểu chữ Nhị, Đông vu, Tây vu, gác Khuê Văn, gác Chuông, gác Khánh, đài Nghiên, tháp Bút, Nghi môn, Thiên Quang tỉnh và Khải thánh thờ thân phụ và thân mẫu của Khổng Tử. Tại đây đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ Nho học đứng vào hàng đầu cả nước. Nếu chỉ tính số người đỗ Đại khoa trong 185 kỳ thi (từ năm 1075 - 1919), cả nước có 2.898 tiến sỹ thì trấn Hải Dương có 637 vị, trong số 46 Trạng nguyên, Hải Dương có 12 người.

Hàng năm, từ xưa đến nay, trấn Hải Dương đều tổ chức lễ tế Khổng Tử, các quan đầu trấn, đầu phủ cùng cử nhân, tiến sĩ về làm lễ trọng thể, nêu cao truyền thống hiếu học của tỉnh.

Văn Miếu Xích Đằng - Hưng Yên
 
van mieu nghi mon xich dang
Nghi môn của Văn Miếu Xích Đằng

Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, Văn Miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc làng (thôn) Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Công trình được xây dựng vào năm 1832, trước đây là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn Hưng Yên. Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, Văn Miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất “Nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”.

Tam quan (Nghi môn) của Văn Miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các Văn Miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương. Khu nội tự có mặt chính quay về hướng Nam, được thiết kế theo kiểu chữ “Tam”, gồm:Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Khác với Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Mao Điền, ở Văn Miếu Xích Đằng lầu trống được thay bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền Nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của Văn Miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.

Hằng năm, khi mùa xuân về, tại Văn Miếu tổ chức rất nhiều các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp mà người con Hưng Yên nói riêng và các du khách thập phương kéo về dự hội tại Xích Đằng rất nhộn nhịp.

Văn Miếu Bắc Ninh

 
van mieu bac ninh
Bức bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” dựng năm 1928 trong Văn Miếu Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng từ thời Lê Sơ ở núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Sau nhiều lần sửa chữa, tu bổ, năm 1884 Văn Miếu được xây dựng lại, năm 1893 được chuyển về vị trí hiện nay (xóm 10, Đại Phúc, Bắc Ninh).

Kiến trúc Văn Miếu gồm: Tiền tế (5 gian), Hậu đường (5 gian), Bi đình (3 gian), hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu. Chính diện có bức bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén rất tinh tế và cổ kính. Văn Miếu Bắc Ninh là nơi thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu giữ khoa danh của 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc xưa. Công trình là đại diện tiêu biểu nhất cho giá trị truyền thống và sự học vẻ vang của miền đất văn hiến này.

Văn Miếu Vinh - Nghệ An
 
mieu khong tu
Miếu Khổng Tử-Vinh (ảnh tư liệu -1929)

Đây có lẽ là công trình được ít người biết đến nhất trong số các Văn Miếu được xây dựng ở Việt Nam, bởi đến nay chỉ còn là phế tích nằm ở phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, Nghệ An.

Theo sử sách ghi chép lại, Văn Miếu Vinh ra đời vào khoảng những năm đầu thế kỷ XIX. Văn Miếu là điểm sinh hoạt văn hóa truyền thống, nơi hội tụ các văn sỹ, Nho sỹ, các tao nhân mặc khách thành Vinh xưa và các vùng phụ cận. Từ khi có Văn Miếu Vinh, phong trào hiếu học ở Nghệ An ngày càng phát triển, đạt đến mức trường thi hương xứ Nghệ trở thành một trung tâm khoa bảng rực rỡ nhất trong bảy trung tâm thi Hương của đất nước. Theo lời kể của nhiều vị cao niên sinh sống gần di tích, Văn Miếu ngày đó nguy nga, khang trang, có nhà Thượng điện, Hạ điện, xung quanh là hồ cá, giếng thiên tĩnh, vườn cây cảnh và rừng cây. Trải qua thời gian, biến cố thay đổi, nay di tích chỉ còn lại tòa Đại bái gồm 5 gian, 9 cột gỗ lim, mái trải rui bản lợp ngói mũi hài... Hy vọng rằng, trong thời gian tới đây, Văn Miếu Vinh sớm được phục hồi, tôn tạo để nối tiếp truyền thống hiếu học trên đất Nghệ.

Văn Miếu Huế
 
van thanh mieu
Văn Thánh Miếu ở Huế

Văn Miếu Huế hay Văn Thánh Miếu được xây dựng năm 1808, dưới triều vua Gia Long, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Phú Xuân cũ.

Toàn bộ kiến trúc chính của Văn Miếu đều được dựng trên ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh, trước mặt là sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi. Các công trình được xây dựng trong mặt bằng hình vuông: mỗi cạnh chừng 160m, xung quanh xây la thành bao bọc. Tất cả có 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, đặc biệt là 32 tấm bia khắc tên 293 vị tiến sĩ thi đỗ trong 39 kỳ thi Hội, thi Đình tổ chức dưới triều Nguyễn và 4 tấm bia khác. Từ cổng Đại Thành vào bên trong, chính giữa Văn Miếu là Đại Thành Điện thờ Khổng Tử có cấu trúc phỏng theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Hai bên là Đông Vu và Tây Vu, đều có bảy gian để thờ thất thập nhị hiền và các tiên Nho. Trước sân miếu có hai nhà bia, bia bên phải khắc văn bia của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng), bia bên trái khắc bài văn bia của Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị).

Ngoài cổng Đại Thành, bên trái có Hữu Văn Đường, bên phải có Dị Lễ Đường, là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở Miếu. Ngoài ra, Văn Miếu còn có các công trình khác như: Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), Văn Miếu môn... Các tòa nhà đều được xây dựng bằng gỗ lim, kiến trúc, trang trí đăng đối, uy nghi. Văn Miếu đã trở thành một điểm đến tham quan của rất đông du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ với mong muốn được lưu danh bảng vàng như những danh sĩ đã được khắc tên tại các bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

Văn Miếu Diên Khánh - Khánh Hòa
 
van mieu dien khanh
Văn Miếu Diên Khánh

Công trình văn hóa được xây dựng từ năm 1853, ở khóm Phú Lộc Tây, huyện Diên Khánh, đây là nơi thờ Khổng Tử và lưu giữ tên tuổi nhiều nhân tài của Khánh Hòa. Qua thời gian, Văn Miếu đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc ban đầu: phía trước có nhà Bi đình, chính giữa có tòa Tiền đường và Chánh đường cao rộng, làm bằng gỗ xây tường gạch bao, các cột kèo được chạm trổ sơn son thếp vàng đẹp đẽ, uy nghiêm.
 
Hiện nay, Văn Miếu Diên Khánh còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức ghi lại quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu và đời sống sinh hoạt, văn hóa, lịch sử của Khánh Hòa. Ngoài ra, ở Bái đường của Văn Miếu Diên Khánh còn có một bài minh nói về về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức. Văn Miếu Diên Khánh còn là điểm liên lạc, dừng chân của các chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với những giá trị văn hóa, lịch sử đó, Văn Miếu Diên Khánh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Văn Miếu Trấn Biên - Đồng Nai

van mieu tran bien
Văn Miếu Trấn Biên

Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715). Công trình được Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức cho xây dựng tại thôn Bình Thành và Tân Lại, tổng Phước Vĩnh (nay là phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai).

Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn miêu tả, Văn Miếu Trấn Biên được ghi nhận là Văn Miếu được xây dựng sớm nhất ở miền Nam (mặc dù ra đời sau Văn Miếu Quốc Tử Giám hơn 700 năm). Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa năm 1861, chúng đã phá hủy hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Đến năm 1998, một công trình mới mang tên Văn Miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền Văn Miếu cũ. Nổi bật trong kiến trúc Văn Miếu là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc bằng gốm tráng men, có lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, Tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Đặc biệt, bia tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".

Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ: Đặt bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ chính có trưng bày 18kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. Trong Văn Miếu Trấn Biên thì đặt bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị anh hào "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.

Văn Miếu Trấn Biên là nơi bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục từ xưa đến nay của Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Hàng ngày có rất nhiều các bạn trẻ và du khách thường xuyên tham quan và viếng lễ tại đây.

Văn Thánh Miếu - Vĩnh Long
 
van thanh mieu vinh long
Văn Xương Các trong Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam bộ gồm: Văn Thánh Miếu ở Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long, tọa lạc tại làng Long Hồ, nay thuộc phường 4, TP Vĩnh Long.

Khoảng cuối thế kỷ XIX, các sĩ phu ở Biên Hòa, Gia Định, Định Tường không chịu làm tay sai cho Pháp và để giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc nên họ đã rời khỏi Gia Định, Biên Hòa để về Vĩnh Long tỵ địa. Họ đã xây dựng Văn Thánh Miếu để làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là nơi để hoạt động văn hóa, đề cao các tiền hiền, giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân. Công trình nổi tiếng này được xây dựng từ năm 1864 và hoàn thành cuối năm 1866 với sự chủ trì của Kinh lược đại thần Phan Thanh Giản, Đề học Nguyễn Thông, sự đóng góp của nhiều đại thần cựu trào cùng sĩ phu và nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Từ đó đến nay, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được trùng tu, tôn tạo vào các năm 1872, 1903, 1914, 1933, 1963 và 1994. Tuy đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng Văn Thánh Miếu Vĩnh Long vẫn giữ được vẻ đẹp tôn quý, thanh cao. 

Trước cổng đền là tấm bia ghi văn tài của cụ Phan Thanh Giản, mặt trước nêu lý do dựng miếu, xưng tụng công đức Thánh Nhân và triều đình, mặt sau dương danh những người có công. Hai bia khác đứng gần nhau ở phía ngoài nói về những nhân sĩ, thân hào và người có công trùng tu, cúng hiến cho Văn Thánh Miếu. Hai công trình quan trọng ở khu di tích này là Khổng Thánh Miếu và Văn Xương Các.

Trong năm, Văn Thánh Miếu có các ngày lễ lớn: Tế Khổng Tử và các vị Thánh hiền vào ngày Xuân Đinh và Thu Đinh (ngày Đinh đầu tháng Hai và ngày Đinh đầu tháng Tám). Ngày lễ giỗ Phan Thanh Giản (mùng bốn và mùng năm tháng Bảy), ngày giỗ các quan đại thần (12 và 13 tháng Mười Âm lịch). Đến với Lễ hội Văn Thánh Miếu hằng năm là để trải lòng thành kính các bậc tiền nhân, yêu quý hơn truyền thống yêu nước và cảm nhận nét văn hóa cộng cư đặc sắc của người xưa, cho đến nay và chắc chắn rằng mãi mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị.


Trần Hà Khanh
(Sưu tầm)

Thăm làng Vũ Đại



Làng Đại Hoàng được nhiều người biết đến như nguyên mẫu “làng Vũ Đại” vốn nổi tiếng qua tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Sống mòn”. Không chỉ có vậy, nơi đây còn được biết đến như là vùng đất có nhiều đặc sản như hồng Nhân Hậu, chuối ngự Đại Hoàng, cá kho. Trải qua thời gian với nhiều đổi thay, làng Vũ Đại nay vẫn là nơi có nhiều nét đẹp, sự bí ẩn khiến nhiều du khách xa gần muốn về tìm hiểu và khám phá.
Làng Đại Hoàng được nhiều người biết đến như nguyên mẫu “làng Vũ Đại” vốn nổi tiếng qua tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Sống mòn”. Không chỉ có vậy, nơi đây còn được biết đến như là vùng đất có nhiều đặc sản như hồng Nhân Hậu, chuối ngự Đại Hoàng, cá kho. Trải qua thời gian với nhiều đổi thay, làng Vũ Đại nay vẫn là nơi có nhiều nét đẹp, sự bí ẩn khiến nhiều du khách xa gần muốn về tìm hiểu và khám phá.
Nhớ nhà văn Nam Cao
Nếu ai nói về nguyên mẫu của một ngôi làng mang đậm nét dân dã của một làng quê thuần nông Việt Nam qua các tác phẩm văn học, nhiều người sẽ nhắc ngay đến làng Đại Hoàng, bởi chỉ một ngôi làng nhỏ thuần nông nghèo khó nằm sát dòng Châu Giang quanh năm nước chảy êm đềm nhưng đã được nhà văn Nam Cao ba lần lấy làm hình mẫu cho các tác phẩm văn học nổi tiếng như Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc.
Điều ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi theo chân một đoàn du khách nước ngoài về thăm làng Vũ Đại chính là vẻ yên bình mang đậm hồn quê ở nơi đây. Vẫn những con đường ngoằn nghèo uốn lượn như những dải lụa. Vẫn còn đây cây đa, giếng nước, sân đình. Hai bên đường những hàng chuối ngự xanh tốt với những chùm quả chín vàng như mời gọi. Những cô gái tuổi trăng tròn e ấp bên những khung cửi, những dải lụa trắng ngần mềm mại khẽ bay trong ánh nắng ban mai cùng cơn gió nhẹ thổi.
Dẫn chúng tôi đến thăm nhà cụ Bá Kiến, ông Trần Đức Huy, Bí thư Đảng uỷ xã Hoà Hậu chỉ tay tới một ngôi nhà cổ thâm trầm lặng lẽ, ẩn mình trong vườn chuối ngự cho biết: “Ngôi nhà nguyên mẫu nhà cụ Bá Kiến này vừa được UBND tỉnh Hà Nam mua với giá 700 triệu đồng để bảo tồn. Chủ nhân ngôi nhà này trước đây là cụ Trần Duy Bính, người từng làm lý tưởng rồi chánh hội đồng kỳ hào rồi chánh tổng”.
Lý lịch của cụ Chánh Bính làng Đại Hoàng không khác gì so với cụ Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.
Dẫn chúng tôi đi quanh vườn nhà cụ Bá, ông Huy mời chúng tôi thưởng thức nải chuối ngự chín vàng. Vỏ chuối mỏng và vị thơm rất lạ, ăn rồi vẫn thấy vị ngọt ở đầu lưỡi. Chuối ngự Đại Hoàng rất ngon, quả nhỏ xinh như quả cau, chín vàng như nghệ. Đây là giống chuối ngon nổi tiếng từng được dâng để vua thưởng lãm, do vậy còn gọi là chuối “tiến Vua”.
Khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao lúc nào cũng thu hút đông đảo du khách. Đến thăm khu tưởng niệm, chứng kiến nhiều hiện vật của nhà văn, giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của ông. Nhà văn như hiện hình qua từng tác phẩm văn học được xếp ngay ngắn. Trên chiếc bàn lưu niệm, du khách nào cũng muốn để lại cảm nghĩ của mình khi đến nơi đây.
Xuất ngoại cá kho
Nhiều du khách đến thăm làng Vũ Đại không chỉ để tưởng nhớ nhà văn Nam Cao và chứng kiến nhiều nguyên mẫu trong các tác phẩm của ông mà còn để thưởng thức món cá kho truyền thống - vốn là đặc sản của mảnh đất này.
Cá kho vốn là món ăn dân dã của người Việt Nam, ở nơi đâu trên đất nước cũng đều có món cá kho nhưng cá kho làng Vũ Đại có vị thơm ngon khác lạ hơn cả, dù để mười ngày không cần tủ lạnh cá kho Vũ Đại vẫn dậy mùi thơm ngon.
Theo lời ông Trần Xuân Thực - một chủ cơ sở sản xuất cá kho có tiếng ở làng Vũ Đại cho biết, trước đây người dân sống chủ yếu bằng nghề nông và dệt vải. Có lẽ vì vậy mà cá kho trở thành món ăn chính quanh năm và không thể thiếu trong mâm cơm tất niên. Trải qua thời gian, cá kho không khác xưa là mấy. Tuy giờ không còn là món chính trong bữa cơm như trước nhưng lại thành đặc sản của vùng được nhiều người biết đến.
Ở nơi đây luôn có 5 đến 6 cơ sở kho cá chuyên nghiệp. Mới sáng sớm nhưng gia đình anh Thực đã nổi lửa kho cá. Theo anh Thực bây giờ mỗi ngày gia đình anh xuất hơn trăm nồi cá kho. Đó là vào mùa hạ chứ mùa đông có ngày sáu bảy trăm nồi là bình thường.
Muốn có nồi cá ngon phải qua rất nhiều công đoạn mà công đoạn nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Niêu kho cá phải là niêu đất. Ngon nhất là dùng cá trắm đen, loại nặng tối thiểu 3 kg. Cá khi kho vẫn giữ nguyên vảy, bỏ đầu, đuôi, để thật ráo nước rồi mới cho vào niêu ướp gia vị. Ngoài các loại gia vị như riềng, gừng, nước cốt chanh, kẹo đắng, người ta còn cho thêm thịt ba chỉ, nước mắm cua và tuyệt đối kiêng nước lã. Đặc biệt, cá chỉ được kho một lửa, liên tục 10 – 12 giờ, duy trì đều đến khi trong nồi còn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp. Vì gắn bó với niêu cá nhiều năm nên người dân ở đây chỉ cần ngửi hương vị cũng có thể biết cá mặn hay nhạt, nghe tiếng sôi trong niêu cũng biết lượng nước trong niêu còn hay ít.
Không hề sử dụng chất bảo quản nhưng cá kho có thể giữ 5 -10 ngày. Đó có thể là nhờ kỹ thuật kho và các gia vị đều là chất liệu tươi, tự nhiên. Nhờ những ưu điểm đó, đặc sản này không chỉ được bán ở Hà Nam mà còn vươn tới Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… thậm chí còn được xuất sang tận trời Âu. Cũng nhờ vậy mà món ăn thấm đẫm hồn Việt này đã gợi cho những người con dù xa Tổ quốc tới nửa vòng trái đất vẫn dằng dặc nỗi nhớ quê hương, nhớ về cội nguồn của dân tộc.
“Làng Vũ Đại ngày nay đã có nhiều đổi thay, đời sống nhân dân đã khá hơn trước rất nhiều. Chính quyền và nhân dân xã Hoà Hậu tự lâu đã ấp ủ dự định biến làng Vũ Đại trở thành điểm du lịch sinh thái, là một điểm đến của du lịch Hà Nam - Ông Trần Khắc Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Hậu cho biết.
Chia tay làng Vũ Đại, chúng tôi vẫn còn lưu luyến nhiều điều. Hy vọng trong tương lai không xa, dự án xây dựng Làng Vũ Đại thành làng văn hoá du lịch sẽ trở thành hiện thực, để mảnh đất có nhiều giá trị văn hoá và lịch sử này sẽ phát huy được thế mạnh để phát triển, là điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước./.
Theo Báo Khoa học và Đời sống

Chùa Bà Đanh




Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng. Từ thị xã Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú, theo đường 21, đến cây số 7, qua cầu Quế, đi thêm 2km là đến chùa.
Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có tượng của hệ thống Tứ Phủ vì chùa thờ Tứ Pháp. Sự tích Tứ Pháp với các bà mẹ Mây(Pháp Vân), Mưa (Pháp Vũ), Sấm (Pháp Lôi), Chớp (Pháp Điện) như là sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa đã được chép trong Truyện Man Nương của Lĩnh Nam chính quái (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh – Kiều Phú, 1492).
Tượng thờ
Câu chuyện về gốc tổ Tứ Pháp được hình thành từ mẹ Phật Man Nương đã lan truyền khắp vùng đồng bằng Bắc bộ và cũng được lưu hành ở đây. Người dân Kim Bảng tin rằng, từ khi thờ Tứ Pháp, vùng Bắc Ninh được mưa thuận gió hoà, phong đăng hoà cốc, mùa màng bội thu. Do vậy, họ bèn họp nhau lên xứ bắc để xin chân nhang về thờ. Các làng Vân Lâm, Đặng Xá, Vân Châu, Bầu thôn, Bài Lễ… đã xin chân nhang, tạc tượng Tứ Pháp để thờ, từ đó, tục thờ Tứ Pháp lan truyền ở các xã vùng ven sông Đáy trên đất Hà Nam.
Dân làng Đanh cũng đang có ý định xin chân nhang ở Bắc Ninh về thờ thì xảy ra một câu chuyện lạ. Địa phương còn lưu hành một truyền thuyết sau: Trước đây, ở vùng này luôn gặp mưa to, gió lớn nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất bát gây ra cảnh đói kém triền miên. Cho đến một hôm, một cụ già cao tuổi trong làng nằm mộng thấy một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu, vầng trán và đôi mắt thông minh hiện ra nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là vạt rừng rậm rạp có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ, nhô mình ra mặt nước, trong rừng rộn rã tiếng chim quang cảnh thật là thần tiên.
Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông, khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây chùa lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ. Ngôi chùa được xây dựng ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ về tạc tượng.

Cây đào tiên trong đền
Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng. Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, không trôi theo dòng nước, đẩy ra mấy lần lại thấy trôi trở lại. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hoá ra đó là một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa. Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn. Truyền thuyết này có đôi nét gần gũi với truyền thuyết Man Nương, ở những chi tiết như cây gỗ trôi sông (Truyện Man Nương) và ngai gỗ trôi sông (truyền thuyết về Bà Đanh), ở bản chất của vị thần cả hai nơi thờ đều là nữ thần nông nghiệp. Ngoài ra, ở truyền thuyết về Bà Đanh ta còn thấy bóng dáng của tục thờ thần sông nước của nhân dân vùng ven sông Đáy.
Chùa quay mặt ra hướng nam mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này được tôn cao vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian, hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái, lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện, tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Phía ngoài cửa hai bên là hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Hai bên cổng chính là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượng cong hình bán nguyệt. Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở.
Qua cổng tam quan là khu vườn hoa, sân lát gạch, hai dãy hành lang hai bên. Nhà bái đường có 5 gian, hai đầu xây bít dốc, lợp ngói nam. Nhà rung đường 5 gian hai đầu xây bít dốc, lợp ngói nam, cửa đức bàn nối liền với toà bái đường. Nhà thượng diện có 3 gian, hai bên xây tường bao, phía trước là hệ thống cửa gỗ lim. Lòng nhà ở đây so với khu bái đường và trung đường thì hẹp hơn nhưng được xây cao hẳn lên. Nằm về phía tây khu chùa là khu nhà ngang gồm 5 gian, ba gian vừa dùng làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây, hai gian đầu hồi được ngăn thành 2 gian buồng làm nơi ở cho người tu hành. Đằng trước nhà tổ là một sân gạch, phía ngoài là khu vườn để trồng hoa với cây lưu niên. Phía đông của khu chùa là phủ thờ Mẫu làm giáp với dãy trung đường. Toàn bộ khu vực chùa có tường bao quanh.
Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà. Theo nhân dân địa phương cho biết thì ngôi chùa đã được xây dựng từ lâu đời nhưng được trùng tu nhiều lần. Các công trình còn lại đều được xây dựng từ thế kỷ XIX trở lại đây.
Giá trị kiến trúc điêu khắc dân gian của chùa Bà Đanh
Xưa nay khi nhắc tới chùa Bà Đanh, người ta thường hiểu đó là ngôi chùa có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch và linh thiêng nổi tiếng một thời. Chùa có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của tỉnh Hà Nam.
Chính giữa hệ thống của bức bàn bằng gỗ lim của tầng dưới tam quan có bức chạm ngũ phúc (5 con dơi ngậm chữ thọ). Ở mỗi cột trụ được thiết kế nhô hẳn ra phía ngoài hai tường bên, nghệ nhân xưa đều đắp nổi tường hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối xứng, cầu kỳ, uyển chuyển. Trên nóc tam quan có đắp một đôi rồng chầu mặt nguyệt bằng vôi cát và mảnh sứ, mang phong cách rồng thời Nguyễn. Đáng chú ý nhất ở tam quan là đôi rồng đá và đôi hổ đá được bố trí dọc theo hai bên bậc lên xuống, theo thế đối xứng, chầu vào nhà Bái đường. Nếu so với tượng đôi rồng chầu mặt nguyệt trên nóc tam quan, thì tượng đôi rồng đá dưới chân trong tam quan được trổ đơn giản, hiền lành hơn, còn phảng phất bóng dáng con rắn, chứ chưa mang hình kỳ đà. Tương tự như thế, đôi hổ đá ngồi chếch 450 phía sau, cũng được chạm trổ đơn giản, hiền lành, không dữ tợn như tượng ngũ hổ các nơi thờ khác. Đây là những di vật thuộc loại quý hiếm đầy chất dân gian rất cần được bảo vệ.
Nghệ thuật chjam khắc gỗ ở chùa
Gần như toàn bộ nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc của ngôi chùa tập trung thể hiện ở nhà bái đường – nơi hành lễ thường ngày của các nhà sư và các phật tử. Nhà bái đường năm gian, khung gỗ lim, đầu hồi bít đốc và cũng đắp nổi hai con rồng. Quan sát từ giữa sân gạch, người ta sẽ thực sự hứng thú khi được chiêm ngưỡng hệ thống tượng đắp nổi theo đề tài "Tứ long chầu mặt nguyệt" trên nóc nhà mái đường. Cả bốn con rồng, từ kiểu dáng thân hình uốn lượn, đến mắt, râu, vuốt, vây đều rất sinh động, uyển chuyển, mà cũng rất dữ dội, tưởng như đang vờn nhau, bay lượn trong khoảng không bao la. Phong cách rồng thời Nguyễn thể hiện ở đây rất đậm nét.
Đầu hai dãy hành lang và liền với nhà bái đường là hai cột trụ cao vút, sừng sững, uy nghi. Trên mỗi cột đều đắp nổi hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối xứng, gợi cảm giác hài hoà, cân đối, vững bền. Từng đường nét của hình long, ly, quy, phượng đều toát ra vẻ tỷ mỷ, đông phu, tài hoa của các nghệ nhân xưa. Tài năng chạm khắc của nghệ nhân xưa thể hiện trên sáu cột cái của toà nhà này. Vì kèo thứ nhất (tính từ Tây sang Đông) một mặt áp tường, chạm mặt hổ phù, trúc hoá long, hoa hồng, quả đào, quả lựu.
Vì kèo thứ hai, mặt trước chạm "Ngũ phúc" (năm con dơi), hoa mai, hoa hồng dàn tranh, bút lông quả và bầu rượu, mặt sau chạm (ngũ long tranh châu), hoa hồng, hoa lan, mai hoá. Vì kèo thứ ba, mặt trước chạm "Tứ linh" (long, ly, quy, phượng), "Tùng mã" (từng và ngựa), "Mai điểu" (hoa mai và chim), quá giang chạm đàn tranh, đàn nguyệt, phách, mặt sau, chạm "Tứ linh", bầu rượu, cuốn thư. Vì kèo thứ tư, mặt trước phía trên chạm "Lưỡng long chầu nguyệt", phía dưới chạm "Tứ linh", quá giang: chạm hoa hồng, cây tùng, cuốn thư, kim tiền, đàn và sáo. Vì kèo thứ năm, mặt trước chạm mặt hồ phù, nghê chầu hai bên, mai hoá, quá giang chạm: quả đào, phật thủ, quả lựu, hoa hồng, cuốn thư và con dơi, mặt sau: chạm "Ngũ phúc", quả đào, hoa hồng, cuốn thư. Vì kèo thứ sáu, (một mặt áp tường) chạm mặt hổ phù, thông hoá long, trúc hoá long, trên quá giang chạm quả đào, mai, trúc, nho, lựu, đào mai, quạt vải. Ngoài sáu vì kèo còn có sáu cột cái bằng gỗ lim, đứng giáp ranh giữa nhà bái đường và nhà trung đường. Trên mỗi thân cột đều chạm chìm hình rồng leo chầu vào ban thờ ở giữa gian thứ ba với các nét chạm rất tinh xảo.
Về mặt đề tài, nếu là động vật, thì nghệ nhân đắp nổi hay chạm theo đề tài: "Tứ long" (long, ly, quy, phượng), "Ngũ phúc" (năm con dơi), "Lưỡng long chầu nguyệt", "Ngũ long tranh châu", "Tứ long chầu mặt nguyệt", nếu là thực vật, thì có các đề tài: "Tứ quý" (Tùng, cúc, trúc, mai), "Bát quả" (đào, nho, lựu, vả, phật thủ), nếu là thực vật kết hợp, thì các các đề tài: "Mai điểu" (Hoa mai và chim), "Tùng mã" (cây tùng và ngựa), "Trúc hóa long", "Thông hoá long"… Ngoài ra, còn có đề tài quen thuộc như dàn tranh, dàn nguyệt, phách, sáo, bút lông, bầu rượu, quạt quả vả mà dân gian vẫn hiểu là "Bát bảo" (tám loại quý). Trong quá trình sáng tạo, nghệ nhân xưa đã kết hợp thể hiện những đề tài ước lệ tượng trưng của nghệ thuật mang tính cung đình ("Tứ linh", "Ngũ phúc", "Lương long chầu nguyệt", "Ngũ long tranh châu", "Mai điểu", "Tứ quý", "Tùng mã") với những đề tài thuộc nghệ thuật dân gian như "Ngũ quả", "Bát quả", đàn, sáo, nhị, phách. Lối thể hiện phối hợp khéo léo giữa lối chạm nổi, chạm long với lối chạm chìm. Tất cả đều được cách điệu hoá mà vẫn có hồn, sinh động.
Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Văn Miếu Huế


Nói đến Văn Miếu, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến văn Miếu ở thủ đô Hà Nội, và ít ai biết đến có một Văn Miếu ở Huế. Khách du lịch sau khi thăm các lăng tẩm, Đại Nội, cũng chỉ lên tới chùa Thiên Mụ rồi quay lui, mặc dù Văn Miếu Huế cách chùa Thiên Mụ chưa đến 1 km. Cũng đã sắp đến ngày 20/11, tôi xin giới thiệu với mọi người về địa điểm di tích này tại huế để hiểu thêm về truyền thống ưa chuộng văn tài, coi trọng trí thức và khuyến khích người hiếu học của ông cha ta từ ngàn xưa.


Văn Miếu Huế
Văn Miếu hay Văn Thánh là cách gọi tắt của một ngôi miếu: Văn Thánh Miếu, ngôi miếu thờ vị Thánh về văn - người được hậu thế tôn vinh là Vạn Thế Sư Biểu (người thầy của muôn đời): Khổng Tử. Ngôi miếu này thường có nhiều tên gọi khác: Tiên Sư Miếu, Khổng Tử Miếu, Chí Thánh Miếu, hoặc có nơi gọi là Chí Thánh Tiên Sư Miếu. Tất cả các nước có nền văn hóa Hán và coi trọng Nho học đều có lập Văn Miếu để thờ đức Khổng Tử.
Ở nước ta, việc lập miếu thờ đức Khổng Tử sớm nhất được sử sách ghi lại là vào năm Canh Tuất (1070) dưới triều Lý. Vua Thánh Tông nhà Lý cho lập Văn Miếu tại Kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử cùng các học trò của ông là Chu Công, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử để thờ. Văn Miếu này được xem là nơi thờ Khổng Tử đầu tiên của nước ta.
 Các triều đại kế tiếp như Trần, Hồ rồi Hậu Lê vẫn duy trì miếu thờ Khổng Tử của nhà Lý. Đến thời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ , khởi đầu từ khoa thi dưới triều vua Lê Thái Tông. Tổng số bia còn đến hiện nay là 83 tấm. Dưới triều Nguyễn công trình mang tính điển lễ này vẫn được bảo quản giữ gìn, và vì Thăng Long Hà Nội không còn là kinh đô nên nơi đây trở thành Văn Miếu riêng của Hà Nội.
Trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu cũng được thiết lập ở Phú Xuân và được xem như Văn Miếu riêng của xứ Đàng Trong, Văn Miếu đầu tiên được chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng vào năm 1691, tại làng Triều Sơn, nay là Triều Sơn Tây, phường Hương Sơ, thành phố Huế. Đến năm 1766, chúa Nguyến Phúc Thuần dời vào làng Lương Quán, nay thuộc phường Thuỷ Biều, Thành phố Huế. Đến năm Canh Dần (1770) dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ, (nay là xã Hương Hồ, huyện Hương Trà).
Sau khi Gia Long lên ngôi vua, Văn Miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế (nay thuộc Phường Hương Long, Thành phố Huế). Ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ (tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử).


Văn Miếu Huế nhìn từ sông Hương
Việc xây dựng Văn Miếu được tiến hành từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 18 tháng 9 năm 1808, dưới thời Vua Gia Long. Các công trình kiến trúc chính đều xây trên mặt bằng ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh. Trước mặt là dòng sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi lan ra từ rặng Trường Sơn bọc lấy đằng sau Văn Miếu. Các công trình được x trong mặt bằng hình vuông mỗi cạnh chừng 160m. Xung quanh có xây la thành bao bọc. Khi còn nguyên vẹn, tất cả chừng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, đều được xây dựng bằng gỗ lim và các vật liệu đắt giá khác.
Bên ngoài, từ cổng Đại Thành Môn nhìn vào, ngay chính giữa là ngôi đại điện thờ Khổng Tử, tên gọi là Đại Thành Điện. Những tên gọi này thống nhất cho tất cả Văn Miếu ở trung ương và địa phương, kể cả những Văn Miếu ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... những công trình tương tự như vậy đều có tên gọi như nhau.


Cổng Đại Thành Môn

Điện Đại Thành là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m. Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông Vu và Tây Vu đều bảy gian.
Trước sân miếu, có hai nhà bia gọn gàng xinh xắn, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia ”Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái Giám không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia “Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
Ra khỏi cổng Đại Thành của Văn Miếu, bên trái có xây Hữu Văn Đường; bên phải xây Dị Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở Miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia tiến sĩ dựng thành hai dãy ở hai bên sân đối diện nhau.


Hai dãy trường lan với những tấm bia đá có kích thước và hình dáng khác nhau ghi lại những thịnh suy của lịch sử nhưng tất cả đều nói lên việc học bao giờ cũng được coi trọng


32 tấm bia đá khắc tên 293 vị Tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên (1822) đến khoa thi cuối cùng (1918) của triều Nguyễn
Tất cả 32 bia đều có rùa đội bia và làm bằng đá thanh cẩm thạch. Các tấm bia dựng trên lưng rùa xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 16 cái: Bia lớn nhất cao 1,15m, rộng 0,85m; Rùa đá con lớn nhất dài 1,35m, rộng 0,77m, cao 0,60m. Bia tiến sĩ ở đây không cao lớn bằng bia ở Văn Miếu Hà Nội nhưng đều đặn hơn, dạng thức, trang trí khác hơn. Trên 32 tấm bia này đã khắc tên, tuổi, quê quán của 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).  Trong số các vị tiến sĩ lưu danh ở đây, có những tên tuổi như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Văn Chất, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... (Trong thời trị vì của vua Gia Long, triều đình chưa mở các kỳ thi Hội, mới chỉ có các khoa thi Hương nên tại đây chưa dựng bia tiến sĩ).


Một tấm bia trên lưng rùa đá
Trước cổng Văn Miếu, gần bờ sông lại có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam. Tấm biển ở giữa phía trước có đề bốn chữ Hán lớn “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa). Hai bên khu vực trước cổng Văn Miếu có tấm bia “Khuynh cái hạ mã” (nghiêng lọng xuống ngựa).


Cửa Linh Tinh Môn nhìn từ phía bên trong ra
Đối với việc thờ phụng, triều Nguyễn cho lập bài vị bằng gỗ (còn gọi linh vị, mộc chủ, thần chủ) để thờ và buộc tất cả các địa phương nơi nào thờ Khổng Tử bằng hình tượng đều phải thay thế bằng bài vị mộc chủ, còn các tượng thì phải lựa chọn nơi sạch sẽ chôn đi. Đây là một cách nhìn khá đặc biệt của triều Nguyễn. Họ cho rằng thờ bằng hình tượng là thiếu trang trọng, thiếu lễ độ đối với người đã khuất, cho nên ngay cả bàn thờ các vua Nguyễn cũng không hề thờ bằng hình tượng.
Văn Miếu Huế là một di tích lịch sử quý giá, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo - thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước.

Đọi Tam - làng trống ngàn tuổi



Giữa vùng đồng bằng sông Hồng, núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tuy không cao nhưng từ xưa đã nhiều người biết đến. Trước khi Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông về đây xây dựng chùa Long Đọi Sơn (1118), làng trống Đọi Tam dưới chân núi đã có trên hai trăm năm.
Giữa vùng đồng bằng sông Hồng, núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tuy không cao nhưng từ xưa đã nhiều người biết đến. Trước khi Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông về đây xây dựng chùa Long Đọi Sơn (1118), làng trống Đọi Tam dưới chân núi đã có trên hai trăm năm.
Ông Đinh Văn Bục - thủ nhang đình Đọi Tam
Gõ trống mừng vua
Không hiểu sao lại có sự ăn khớp giữa thiên nhiên và cuộc sống con người đến thế giữa dãy núi Đọi ba ngọn. Dù có ba làng Đọi trong xã Đọi Sơn nhưng Đọi Nhất, Đọi Nhị không có nghề làm trống mà duy chỉ có làng Đọi Tam. Làng Đọi Tam nằm ở phía Tây Bắc chân núi Đọi. Giữa làng nay vẫn còn ngôi đình cổ. Đình thờ thành hoàng làng là hai ông tổ nghề. Ông Đinh Văn Bục - thủ nhang đình cho hay: “Một ngày nọ, cách nay hơn 1.000 năm, có hai anh em húy là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản (có người cho là Đạt) khi đi qua làng Đọi Tam thấy vùng này có nhiều cây mít gỗ đẹp, quả mít chín thơm lừng, gỗ mít vàng ươm lại không bị mọt, hai anh em liền quyết định chọn nơi này làm chốn định cư để hành nghề".
Người thợ trống đang căng da trâu
Ông Bục cũng kể rằng: Khi vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông (năm 986), cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tương truyền vì tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm. Ông Bục cũng kể rằng: Trong buổi tịch điền, vua có cày thi với Trạng Sấm (cụ Năng được phong là Trạng Sấm nhưng cả hai anh em đều được thờ làm thành hoàng làng). Kết quả là vua thua. Vì thế nên vua đã tác thành cho Trạng Sấm lấy người con gái đẹp làng Tiên Phong gần đó.
Các cụ trong làng trống Đọi Tam còn truyền tụng nhau một câu chuyện gõ trống mừng vua nữa. Đó là lần vua Lý Thái Tổ dời đô từ từ Hoa Lư về Đại La. Tương truyền khi đoàn thuyền rồng rẽ từ sông Đáy vào sông Châu để thông ra sông Cái (Sông Hồng) đến đoạn uốn lượn ở dưới chân núi Đọi thì dân làng Đọi Tam mang trống ra gõ mừng. Vua lấy làm hài lòng bèn cho một số thợ làng Đọi Tam đi theo về lập kinh đô mới. Có thể phố Hàng Trống ở kinh thành Thăng long, nay là thủ đô Hà Nội được lập từ thời đó chăng?
Đến nay, trải qua hàng ngàn năm, người dân Đọi Tam vẫn lưu giữ và làm giàu thêm vốn nghề truyền thống của tổ tiên. Tháng 10 năm 2004, tỉnh Hà Nam cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống tiểu thủ công cho làng trống Đọi Tam. Tháng 11 năm 2007, làng trống Đọi Tam được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao Bằng khen “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”.
Tiếp nối các nghệ nhân Đọi Tam khi xưa, dù ở làng hay đi lập nghiệp phương xa đều giữ lấy nghề tổ nên nhiều người dân Thủ đô có thể đều biết tiếng cơ sở làm trống của nghệ nhân Phạm Chí Tịnh tại phố Hàng Nón - một người con của làng trống Đọi Tam.
Tinh xảo nghề trống Đọi Tam
Đến Đọi Tam vào một ngày đầu hè, thi thoảng ta lại nghe thấy tiếng xẻ gỗ ở một xưởng chuyên làm trống. Ghé thăm xưởng của nghệ nhân Thanh Hùng ở xóm 4, làng Đọi Tam, ngay sát chân núi Đọi, chúng tôi thấy cả nhà anh đang xoay trần ra kẻ xẻ, người chuốt những thanh gỗ mít vàng ươm. Vợ anh một mình đang "pha" những những súc gỗ mít đã cắt đoạn thành những mảnh dăm. Còn anh Hùng thì làm công đoạn chuốt dăm. Anh Hùng cho biết: "Tùy theo kích cỡ trống mà định ra bao nhiêu dăm. Độ cong và độ dẻo của dăm cũng được tính toán kỹ để khi ghép thành tang trống thì vừa khít". Ngoài ra, để cho tang trống thật kín, những người thợ Đọi Tam còn dùng sơn ta miết vào các khe. Cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Anh Hùng cho biết: "Hiện cả làng có 14 cơ sở sản xuất khung trống, 13 cơ sở sản xuất da trâu, trên 10 cơ sở làm hoàn chỉnh trống".
Ông Bục nói: "Trẻ con ở làng Đọi Tam, lên 10 tuổi đã có thể biết sơ lược về cách làm trống. Nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 ngoài giờ đến lớp còn ở nhà giúp gia đình làm rất nhiều loại trống: Trống đế chèo, trống đình, trống trường học… với đường kính từ 20cm cho tới 2m. Thu nhập từ làm trống của các em và một số thợ trung bình ở các xưởng sản xuất đạt từ 1.000.000 đến 1.500.000 đ/tháng”.
Trống Đọi Tam hiện diện ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Chiếc trống to nhất Việt Nam hiện đang ở gác trống của Văn Miếu do nghệ nhân Đọi Tam làm. Trống có đường kính 2,10 mét. Ông Bục nói: "Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội có đặt hàng với nghệ nhân làng Đọi Tam làm chiếc trống lớn hơn để chào mừng sự kiện Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm. Tuy nhiên nghệ nhân Phạm Chí Thảo chưa dám nhận lời. Không phải vì làm trống to khó mà bởi... lấy đâu ra con trâu mộng cỡ này". Ông Bục kể tiếp: Những nghệ nhân làng Đọi Tam khi có người đặt hàng những trống cái lớn thường tự mình đi tìm mua những con trâu to khỏe đem về. Tự tay họ sẽ thịt những con trâu này. Họ không dám để những anh đồ tể làm vì sợ sẽ hỏng mất bộ da. Mảng da phần đầu, gáy, thậm chí tứ chi cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa dao để rạch. Lột được bộ da lớn nguyên tấm, người thợ trống sẽ đem thuộc da. Cái hay, cái giỏi, cái tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua khâu xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn công phu này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm.
Những người thợ trống Đọi Tam thường đi mua da trâu vào những ngày trời nắng. Bởi khi đem da về là phải phơi ngay. Dưới cái nắng gay gắt, da trâu sẽ được hong khô, có như vậy, tiếng trống mới ấm, vang xa. Hơn nữa, trong quá trình bào da, những người thợ có tay nghề phải dồn hết tâm trí vào công việc. Nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn theo “tiêu chuẩn” là tiếng trống sẽ biến âm. Thế nên, cùng một trống cái, thế nhưng hai mặt trống sẽ cho những âm thanh rất khác nhau.
Giữ gìn, phát huy nghề trống
Nghề làm trống của Đọi Tam được bảo tồn và gìn giữ bằng những bảo tàng sống - đó là những nghệ nhân. Tuy nổi tiếng từ hàng ngàn năm nhưng đã mấy ai ngoài người làng Đọi Tam tìm hiểu và biết được bí quyết tinh xảo tỷ mỉ của nghề. Điều này dựa vào lệ tục của làng từ xưa: Nghề làm trống Đọi Tam là nghề cha truyền con nối. Tất cả những kỹ thuật làm trống của làng chỉ được truyền cho con trai, thứ đến là con dâu. Con gái và con rể không được truyền vì sợ đem nghề đi nơi khác. Như thế đủ biết từ xưa, dù các nghệ nhân làng Đọi Tam chưa biết đến thuật ngữ: "Độc quyền thương hiệu" của thời hiện đại nhưng họ đã làm rất tốt việc này.
Ông Bục kể: "Những chàng trai làng Đọi Tam khoảng 10 tuổi đến 13 tuổi đã được dạy làm các loại trống nhỏ... Kịp khi đến tuổi 16 tuổi đã có thể theo cha anh đi làm trống đại. Trống sấm chỉ dành cho cánh đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kĩ thuật điêu luyện...".
Những năm kinh tế đất nước gặp khó khăn, làng trống Đọi Tam vẫn duy trì được nghề nhờ truyền thống tương trợ nhau, giúp đỡ nhau giữa các gia đình làm trống trong làng. Ngày nay, các nghệ nhân Đọi Tam vẫn ra sức bảo tồn nghề truyền thống của cha ông. Nhiều gia đình vẫn lấy nghề làm trống làm nghề chính và đã có cuộc sống khá giả, sung túc hơn trước.
Không chỉ làm trống, những người con Đọi Tam còn giỏi thể hiện những bài trống rất hay. Không biết có nơi thứ hai nào trên đất nước việt Nam này có đội trống nữ như ở làng trống Đọi Tam. Không chỉ biểu diễn trong làng vào ngày lễ hội mùng 6 tháng Giêng hàng năm, mỗi khi có nơi mời là đội trống lại lên đường. Dàn trống hàng trăm chiếc lớn nhỏ để trong đình lại được dịp lên ô tô theo nghệ nhân đi biểu diễn. Người viết bài này đã từng đứng lặng và thu âm lại bài trống giữa không gian nền điện Kính Thiên ở thành cổ Hà Nội trong dịp kỷ niệm 580 năm chiến thắng Đông Quan và thành lập vương triều nhà Lê. Âm thanh trống khi thì trầm hùng, vang rền, lúc dồn dập như đoàn quân xung trận, lúc trầm bổng như tiếng vọng của núi sông, lúc vui nhộn hào hứng, bay bổng, làm náo nức lòng người...
Khi viết những dòng kết thúc bài viết này, bên tai tôi, những âm thanh của dàn trống nữ Đọi Tam như vẫn còn ngân vang...
Theo Baodaidoanket.net

27-8 Vía Đức Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn







Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sanh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là Tỉnh Sơn Đông nước Trung Hoa.
Đức Khổng Tử là dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễn, hai người nầy là anh ruột của vua Trụ, con của vua Đế Ất nhà Thương (cũng còn gọi là nhà Ân).
Sau khi Châu Võ Vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu, Ông Châu Công Đán cho Vi Tử Khải làm vua nước Tống, gọi là Tống Công, để trông nom việc tế tự các vua nhà Thương. Vi Tử Khải mất, em là Vi Tử Diễn lên thay.
Cháu 13 đời của Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử.
Ngài lấy họ Khổng, bởi vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, biệt lập ra họ Khổng kể từ Khổng Phụ Gia, sau 5 đời Công Khanh thế tập ở nước Tống.
Thúc Lương Ngột có người vợ cả họ Thi, sanh được 9 người con gái, một người vợ lẽ sanh được một con trai nhưng bị què một chân, tên là Mạnh Bì, tự là Bá Ni.
Năm Thúc Lương Ngột 70 tuổi, sợ không có người kế tự, mới sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn. Họ Nhan có năm người con gái đều chưa gả chồng, có ý chê Thúc Lương Ngột quá già, mới bảo với các con gái rằng:
- Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan Đại phu ở Châu Ấp đó không?
Bốn người con gái lớn đều làm thinh, người con gái út là Trưng Tại đứng dậy thưa rằng:
- Phép làm con gái, khi còn ở nhà thì theo lời cha, cha đặt đâu con xin ngồi đó.
Họ Nhan nghe con gái út nói thế thì lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột.
Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm hoi không có con trai nối dõi, nên cùng nhau vào núi Ni Sơn cầu tự. Khi Trưng Tại trèo lên núi Ni sơn, bao nhiêu lá cây đều rung động lên cả. Khi làm lễ cầu tự xong, đi trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ.
Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu đến mà bảo rằng:
- Sau nầy, nàng sẽ sanh con Thánh, nhưng khi nào lâm sản thì nên vào ở trong hang núi Không Tang.
Đến khi nàng thức giấc tỉnh dậy thì biết mình có thai.
Một hôm khác, Trưng Tại mơ mơ màng màng như người chiêm bao, chợt thấy một Ông già đến đứng ở sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo một con thú giống như con trâu con mà lại có một sừng, mình có vằn. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục xuống và nhả ra một cái ngọc xích, trên đó có đề chữ "Con nhà Thủy Tinh, nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi."
Trưng Tại biết là điềm lạ, liền lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy. Khi tỉnh dậy, Trưng Tại thuật điềm chiêm bao ấy cho chồng nghe. Thúc Lương Ngột nói:
- Con thú ấy là con kỳ lân.
Gần đến sản kỳ, Trưng Tại hỏi hang núi Không Tang ở đâu? Thúc Lương Ngột nói:
- Núi Nam sơn có một cái hang đá, tục gọi là hang Không Tang.
Trưng Tại liền sửa soạn đến đó ở và sanh đẻ trong hang Không Tang đúng theo lời Thần nhân mách bảo. Đêm hôm sanh ra Khổng Tử, có hai con rồng xanh từ trên Trời bay xuống nằm phục ở hai bên sườn núi và có hai vị Thần Nữ đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại. Gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sản, bỗng thấy trong hang đá có một suối nước nóng chảy ra để Trưng Tại tắm. Tắm xong thì suối cạn ngay.
Thúc Lương Ngột nói:
- Vì ta cầu tự nơi núi Ni Sơn mà được đứa bé nầy, nên ta đặt tên cho nó là Khâu, tự là Trọng Ni.
Trưng Tại biết đứa con nầy sẽ làm nên việc lớn, nên hết sức nuôi nấng và chăm sóc con.
Ông Khổng Tử có tướng lạ lắm: Môi như môi trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng rùa, miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng và cao, khi lớn, mình cao 9 thước 6 tấc (thước Tàu), có tánh ham học.
Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, mẹ cho đi học, Ngài chơi với trẻ hàng xóm, thích bày trò cúng tế.
Năm 15 tuổi, lập chí học tập.
Năm 19 tuổi, Ngài cưới vợ, vợ của Ngài là con của họ Thượng Quan nước Tống.
Năm 20 tuổi, vợ Ngài sanh đặng một con trai. Hôm đó, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Ngài một con cá chép (Lý ngư), nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư, để tỏ lòng tôn trọng vật của vua ban tặng. Về sau, Bá Ngư chết lúc 50 tuổi, chết trước Đức Khổng Tử. Con của Bá Ngư tên là Khổng Cấp, tự là Tử Tư, sau theo học với Tăng Sâm, rồi làm ra sách Trung Dung.

1. Đức tánh của Đức Khổng Tử:

Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi. Tánh Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.

2. Thời kỳ tham chánh và dạy học:

Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.
Năm Ngài 25 tuổi thì chịu tang mẹ.
Năm 29 tuổi, Ngài học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ.
Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng Đức Khổng Tử đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ, cho hai người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Ngài học Lễ.
Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Châu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò Ngài là Nam Cung Quát nghe vây, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho Ngài một cổ xe song mã và vài tên quân hầu cận để đưa Ngài và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Đức Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ.
Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì Ngài đến quan sát và hỏi han cho tường tận.
Ngài đến gặp Trành Hoành để hỏi về Nhạc.
Khi ở Lạc Dương, Đức Khổng Tử còn tìm đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về Lễ. (Xem Tiểu sử của Đức Lão Tử để biết việc đối đáp của 2 vị Thánh nhân, nơi chữ Lão Tử, vần L) .
Đức Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ.
Từ đó, sự học của Ngài càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng Ngài vào việc nước.
Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ngài theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Ở đây Ngài học được Nhạc thiều. Tề Cảnh Công mời Ngài tới để hỏi việc Chánh trị. Vua Tề rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho Ngài, nhưng quan Tướng Quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho.
Năm sau, Ngài trở về nước Lỗ, thấy họ Quý dùng Dương Hổ để chuyên quyền, ý muốn tiếm đoạt. Ngài quay về quê lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó Ngài được 36 tuổi.
Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định Công, Ngài được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, bốn phương lấy chính sự của Ngài làm khuôn mẫu.
Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 năm trước Tây lịch), Ngài phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ ba khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước.
Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng Thơ) coi việc hình án. Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thạnh trị.
Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong Ngài lên làm Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc), coi việc Chánh trị trong nước.
Ngài cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính.
Đức Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão:
Thiếu Chính Mão là một nịnh thần rất nguy hiểm dưới trào Lỗ Định Công. Bấy giờ, Đức Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị Đại Thần quyền thế trong triều, nhưng luôn luôn hỏi ý kiến của Đức Khổng Tử mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng phần Thiếu Chính Mão, khi Đức Khổng Tử nói ra câu gì thì liền gièm pha khiến người nghe phân vân và đôi khi bị mê hoặc.
Đức Khổng Tử mật tâu với Lỗ Định Công:
- Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tốt tất phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ phủ việt (dùng vào việc hình) trong nhà Thái miếu bày ra ở dưới Lưỡng quán để dùng vào việc hình.
Lỗ Định Công thuận cho.
Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị để bàn việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan người nói nên phá, người nói không nên phá.
Thiếu Chính Mão đón ý Đức Khổng Tử, nói rằng:
- Phá thành có 6 điều tiện:
  1. Để tôn trọng quyền vua không ai bằng.
  2. Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành.
  3. Để ức quyền tư môn.
  4. Để khiến cho kẻ gia thần lộng quyền không chỗ nương cậy.
  5. Để yên lòng ba nhà: Mạnh, Thúc, Quý.
  6. Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm mà phải kính phục.
Đức Khổng Tử tâu với Lỗ Định Công:
- Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chánh trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.
Các quan trong triều tâu:
- Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ ta, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.
Đức Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công:
- Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chánh trị không thi hành nổi. Xin Chúa Công cho đem phủ việt ra để trị tội.
Đức Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến Lưỡng quán mà giết đi.
Các quan trong triều đều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà: Mạnh, Thúc Quý, trông thấy cũng đều kinh sợ.
Từ khi giết xong Thiếu Chính Mão, Lỗ Định Công và ba nhà Mạnh, Thúc, Quý mới một lòng nghe theo lời của Đức Khổng Tử. Nhờ vậy, Đức Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chánh trị mỗi ngày một hay.
Ba tháng sau, phong tục biến cải cả: Các nhà buôn gà và heo không dám nhồi cám để dối người mua, trong khi ra đường, trai gái đi phân biệt nhau, không hỗn loạn, thấy của rơi ngoài đường thì không ai lượm, người nước khác du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi tử tế, không để cho thiếu thốn.
Dân nước Lỗ có làm một bài ca để tán tụng công đức của Khổng Tử. Bài ca ấy được truyền tụng sang nước Tề.
Tề Cảnh Công lo ngại nói rằng:
- Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu ắt nên nghiệp Bá, tất họa đến nước Tề, ta biết làm thế nào?
Quan Đại Phu Lê Di tâu rằng:
- Chúa Công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không lập cách ngăn đi.
Tề Cảnh Công nói:
- Nước Lỗ giao quyền chánh trị cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được?
Lê Di tâu:
- Tính con người ta, hễ được cường thịnh tất sanh lòng kiêu mạn. Xin Chúa Công lập một Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Vua Lỗ mà nhận Bộ Nữ Nhạc tất sanh lười biếng mà chán Khổng Khâu. Bấy giờ tất Khổng Khâu phải bỏ nước Lỗ mà đi, Chúa Công mới có thể ngồi yên được.
Quả vậy, Lỗ Định Công, không nghe lời can gián của Đức Khổng Tử, nhận Bộ Nữ Nhạc thì mê say theo, bỏ bê việc triều chánh, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho Họ Quí. Đức Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, lại có thể bị hại vì lời gièm siễm của bọn gian thần.
Do đó, trong ngày Lễ Tế Giao, vua Lỗ không nhìn đến, cũng không đem phần thịt tế biếu cho các quan Đại Phu. Đức Khổng Tử nhân việc lỗi nhỏ của vua Lỗ mà xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu.

3. Thời kỳ chu du các nước chư Hầu:

Đức Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, để mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem cái Đạo của Ngài ra ứng dụng để đem lại thái bình thạnh trị cho dân chúng. Nhưng cái Đạo của Ngài là Vương Đạo nên đi ngược ý đồ Bá Đạo của các vua chư Hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên các vua chư Hầu đều không dám dùng Ngài.
Rốt cuộc, sau 14 năm đi chu du các nước không thành công, Ngài phải trở về nước Lỗ, có quan Đại Phu Quý Khang Tử sai Công Hoa ra đón Ngài.
Phu nhân của Đức Khổng Tử là bà Thượng Quan đã mất trước đó một năm, nhằm năm Lỗ Ai Công thứ 10.

4. Đức Khổng Tử gặp Thần đồng Hạng Thác.

Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường qua nước Trần, gặp một đám trẻ nhỏ chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, thấy một cậu bé cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ mà không đùa giỡn. Ngài hỏi cậu bé:
- Sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia?
Cậu bé đáp: - Đùa giỡn thì vô ích, vì có thể bị rách áo quần, nhọc công mẹ vá, lại buồn lòng cha, nên tôi không giỡn.
Nói xong, cậu tiếp tục lo đắp thành. Đức Khổng lại hỏi:
- Cậu không tránh cho xe của tôi đi sao?
Cậu bé thản nhiên đáp: - Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chớ có bao giờ thành tránh xe.
Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời một câu bất ngờ và hay quá, liền xuống xe lại gần cậu hỏi nhiều điều khó khăn, được cậu trả lời thông suốt, sau đó cậu hỏi lại Đức Khổng Tử mấy câu mà Ngài không trả lời được, khiến Ngài rất phục cậu bé, tôn cậu bé làm thầy. Cậu bé ấy là Thần đồng Hạng Thác.
"Lúc Khổng Tử dạy về Nhơn đạo thời chưa thông Thiên đạo, còn dùng tửu nhục. Đến khi ngộ đạo cùng Hạng Thác thì trì trai thủ giới, nên mới có câu: Thiên sanh Khổng Tử chơn kỳ trí, tánh mạng công phu thỉ bất minh, vãng Trần lộ ngộ Hạng Thác vi sư, lão tác đồ ty thiếu vi tôn, cùng câu: Trai minh thạnh phục, yết dục dưỡng tinh.
Sau ngươi Châu Tử chẳng thông thời vụ, học Trung Dung chưa rồi mà luận đến Thiên đạo, lại chê Khổng Tử, Lão Tử rằng luận thuyết hư vô tịch diệt là dị đoan. Có phải ấy là ếch nằm đáy giếng xem trời nhỏ chăng?" (Đại Thừa Chơn Giáo)
Đức Khổng Tử ở Nhơn đạo, nhờ Thần đồng Hạng Thác mà Ngài giác ngộ, tu theo Thiên đạo nên trường trai, tuyệt dục, dưỡng Tinh luyện đạo, đắc phẩm Chí Thánh.

5. Thời kỳ soạn sách và dạy học trò:

Khi trở về nước Lỗ, Đức Khổng Tử đã 68 tuổi. Ngài trở lại quê nhà để mở mang việc dạy học và soạn sách.
Tổng số môn đệ của Đức Khổng Tử có lúc lên tới 3000 người (Tam thiên đồ đệ), trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị Hiền.
Đức Khổng Tử san định lại các kinh sách của Thánh Hiền đời trước như: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch.
Ngài ghi chú các lời nói của Thánh Hiền đời trước, xếp đặt lại cho có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu, nhất là với Kinh Dịch, Ngài chú giải rất kỹ.
Sau đó, Đức Khổng Tử viết ra sách Xuân Thu, chép những việc của nước Lỗ và của nhà Châu (Chu) liên hệ với các nước chư Hầu từ đời Lỗ Ẩn Công nguyên niên (721 trước Tây lịch) đến đời Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), tổng cộng là 242 năm. (Xem chi tiết nơi phần sau: Khổng Tử tác Xuân Thu)
Đức Khổng Tử là bậc Chí Nhân Chí Thánh, nhưng Ngài vẫn khiêm tốn không dám nhận mình là Thánh nhân.
Đối với các môn đệ, Ngài rất dễ dãi. Hễ ai theo đúng lễ đến xin học thì Ngài không bao giờ từ chối. Ngài thâu nhận học trò, không kể giàu nghèo, con quan hay con dân. Ngài mở ra một nền giáo dục bình dân đại chúng, đào tạo được một lớp người trí thức mới, tài giỏi và có đức hạnh trong giới bình dân.
Sự giáo hóa của Ngài chủ yếu là làm sao cho sáng tỏ cái đức sáng của người, chớ không gom vào trong sự truyền thụ kiến thức. Đây là một phương pháp giáo dục rất hay để khai mở cái Tâm của con người vậy.

6. Đức Khổng Tử tạ thế:

Mùa Xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què chân trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc. Khi trở về, Ngài than rằng: Ngô đạo cùng hỹ! (Đạo của ta đến lúc cùng)
Sách Xuân Thu chép đến chuyện nầy thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân Kinh.
Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 trước Tây lịch), một hôm Đức Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! (Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân mòn mỏi ư!)
Học trò của Ngài là Tử Cống liền đến hỏi thăm Ngài. Ngài nói: Ta biết mình sắp chết.
Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của Ngài ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
Ba ngàn đồ đệ của Ngài đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm. Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi.
Chu vi đất quanh mộ của Đức Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc. Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh.

7. Các triều đại phong tặng Đức Khổng Tử:

- Năm 739, vua Đường Huyền Tôn phong tặng Đức Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, mặc phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước: Công, Hầu, Bá.
- Năm 1008, vua Tống Chân Tông phong Ngài là: Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho thân phụ Ngài là Lỗ Công, thân mẫu Ngài là Lỗ Phu Nhân, vợ là Bà Thượng Quan Thị làm Vân Phu Nhân, và ra lịnh cho các tỉnh lập miếu thờ Ngài.
- Năm 1306, vua Minh Thế Tông phong tặng Ngài là Chí Thánh Tiên Sư.
- Năm 1645, vua Thanh Thế Tổ phong Ngài là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử.

8. Văn miếu:

Văn miếu hay Văn Thánh miếu là tòa nhà dựng lên để làm Đền thờ Đức Khổng Tử và các môn đệ của Ngài cùng với các Tiên hiền, Tiên nho qua các thời đại gồm:
a. Tứ Phối: Bốn vị Thánh cùng được phối hưởng cúng tế với Đức Khổng Tử. Tứ Phối gồm:
  • Phục Thánh Nhan Tử (Nhan Hồi)
  • Tông Thánh Tăng Tử (Tăng Sâm)
  • Thuật Thánh Tử Tư (Khổng Cấp)
  • Á Thánh Mạnh Tử (Mạnh Kha)
b. Thập Triết: Mười vị Hiền triết, học trò tài giỏi nhứt của Đức Khổng Tử. Thập Triết gồm:
  • Mẫn Tổn (Mẫn Tử Khiên)
  • Bá Ngưu (Nhiễm Canh)
  • Trọng Cung (Nhiễm Ung)
  • Tể Dư (Tử Ngã)
  • Đoan Mộc Tứ (Tử Cống)
  • Nhiễm Cầu (Tử Hữu)
  • Trọng Do (Tử Lộ)
  • Ngôn Yển (Tử Du)
  • Bốc Thương (Tử Hạ)
  • Chuyên Tôn Sư (Tử Trương).
c. Thất thập nhị Hiền: 72 vị học trò giỏi của Đức Khổng Tử, nhưng ở dưới Thập Triết một bực.
Nói là Thất thập nhị Hiền, chớ thật ra chỉ có 62 vị, vì trong Thất thập nhị Hiền có Thập Triết, nên phải trừ ra 10 vị.
d. Tiên Hiền, Tiên Nho: gồm 120 vị, qua các triều đại từ xưa đến nay.

9. Đức Khổng Tử trong Đạo Cao Đài:

Đức Khổng Tử là một Đấng Giáo chủ trong Tam giáo thuộc thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Nhờ Đức Khổng Tử mà Nho giáo mới được hưng hạnh, và trở thành một học thuyết triết học nhân sinh có hệ thống chặt chẽ và hoàn hảo, chủ yếu dạy về Nhơn Đạo (Đạo làm Người). Không có một giáo thuyết nào dạy Nhơn Đạo hoàn hảo bằng Nho giáo.
Trong Kinh Cúng Tứ Thời của Đạo Cao Đài có bài Kinh Nho giáo để xưng tụng công đức của Đức Khổng Tử.
Ngày Đại Lễ Vía Đức Khổng Tử được chọn là ngày giáng sanh của Đức Khổng Tử, đó là ngày 27 tháng 8 âm lịch. Hằng năm, khi đến ngày nầy, tại Toà Thánh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết lễ Đại Đàn cúng Vía Đức Khổng Tử, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại Tiểu sử của Ngài, và nói về sự ích lợi của Nho giáo đối với sự ổn định trật tự trong gia đình và ngoài xã hội.
Do đó, Đức Chí Tôn mới có chủ trương NHO TÔNG CHUYỂN THẾ, tức là dùng tinh hoa của Giáo lý Nho giáo để dạy dỗ người đời, tái lập trật tự và đạo đức trong xã hội.
Trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế, Đức Khổng Tử có giáng cơ dạy Đạo.
Sau đây, xin chép lại bài Thánh giáo nầy của Ngài:
Ngày 17 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1932).
                        THI:
NGÃ dĩ từ chương giáo nghĩa phương,
KHỔNG văn hoằng hóa sự luân thường.
PHU thê, phụ tử, quân thần đạo,
TỬ đệ phùng thời độ thiện lương.
DIỄN DỤ:
Các sĩ cùng chư khanh nghe rõ: việc Tam giáo hiệp nhứt.
Từ mới mở mang Trời Đất đã có Đại Đạo. Tam giáo vốn một nhà, đời sau chia làm ba, chớ kỳ trung một bổn, kẻ thế không thông hiểu nên tranh luận giành điều chơn giả với nhau hoài. Những người xưng mình là Minh Sư, thọ truyền cho đồ đệ, thì mỗi người cũng muốn khoe tài mình mà truyền khẩu với chúng sanh rằng, đạo mình chánh, đạo khác thì tà: Té ra, mình là manh sư gạt chúng.
Nếu Đạo Tiên, Đạo Phật mà không dùng văn chương thì lấy chi mà tả kinh diễn kệ. Còn học Nho mà không học Đạo thì ra người cuồng sĩ kiêu căng.
Vậy khuyên mấy sĩ Ba Đạo cũng đồng tìm kiếm gốc cho minh chơn lý, đặng trước độ mình, sau độ chúng. Vậy mới gọi là Chánh kỷ hóa nhơn. Thi rằng:
Tam giáo từ xưa vốn một nhà,
Người sau lầm tưởng, vọng chia ba.
Minh tâm may hiểu đường chơn giả,
Mẫn tánh mới thông nẻo chánh tà.
Thích, Đạo tỷ như hành bộ khách,
Nền Nho ví tợ chiếc đò qua.
Muôn ngàn kinh kệ do nơi chữ,
Tam giáo từ xưa vốn một nhà.
                     KHỔNG PHU TỬ