Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012
Huỳnh Công Út và bức ảnh khỏa thân đoạt giải Pulitzer
Cách đây gần 35 năm, ngày 12/6/1972, một bức ảnh được đăng ở trang
nhất của nhiều nhật báo lớn ở Mỹ đã khiến dư luận thế giới phẫn nộ. Bức
ảnh ấy mô tả cảnh tượng hãi hùng: một bé gái 9 tuổi trần truồng, nạn
nhân của bom napalm, đang chạy trên con đường nhựa ở gần Trảng Bàng.
Nó đã góp phần làm dâng cao hơn làn sóng phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành tại Việt Nam.
Tác giả bức ảnh là
Huỳnh Công Út, sinh ngày 29/3/1951 tại Long An, phóng viên ảnh của hãng
thông tấn Associated Press (AP). Tác phẩm đã mang về cho Huỳnh Công Út
một giải Pulitzer và anh trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới với tên
gọi quen thuộc là Nick Ut.
Hiện nay Nick Ut vẫn
làm việc cho AP tại Los Angeles, nhiều bức ảnh các ngôi sao điện ảnh, ca
nhạc, truyền hình xuất hiện tại thành phố này đều do ông chụp. “Hằng
tuần tôi vẫn liên lạc với Kim Phúc (cô bé trong bức ảnh nổi tiếng, từng
là đại sứ của Liên Hợp Quốc, nay sống tại Canada)”, ông Nick Ut cho
biết. “Bức ảnh ấy rất thật, cũng như cuộc chiến tại Việt Nam đã hoàn
toàn rất thật, rất kinh khủng. Khoảnh khắc ấy xảy ra cách nay đã hơn 30
năm nhưng vẫn là khoảnh khắc mà Kim Phúc và tôi không thể nào quên
được”.
Chính vì không thể nào
quên được khoảnh khắc ghê sợ của cuộc chiến mà mình là nhân chứng, nên
ông đã nhiều lần trở về Việt Nam, tìm cách đóng góp cho quê hương. Nick
thường "hy sinh" những ngày phép thường niên của mình để làm giảng viên
cho khoá huấn luyện kỹ thuật nhiếp ảnh cho các phó nhòm trẻ của Việt
Nam.
Kim Phúc - nhân vật chính trong bức ảnh - ngày nay. Ảnh: Nick Ut
|
Đây là chương trình của
Indochina Media Memorial Foundation (IMMF), một hiệp hội từ thiện thành
lập bởi nhà báo ảnh danh tiếng người Anh Tim Page, người đã nổi tiếng
thế giới với những bức ảnh chiến trường Việt Nam. Mục tiêu chính của
IMMF là có những hành động cụ thể để tưởng nhớ những nhà báo, phóng
viên, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim của cả hai bên đã tử thương hoặc mất
tích tại Việt Nam trong thời gian từ 1945 đến 1975.
Chương trình huấn luyện
dành cho khoảng 30 nhà báo ảnh lần này sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9
đến 18/5, với đề tài là ảnh báo chí điện tử. Đây là một chương trình hợp
tác với Thông tấn xã Việt Nam và được tài trợ bởi Canon.
Ngày nay, vệ tinh viễn thông,
Internet băng rộng tốc độ cao và máy ảnh digital đã biến việc chụp,
truyền, in ảnh trở thành việc làm nhanh cấp kỳ, khác hẳn khoảnh khắc nhớ
đời của ông Nick Ut 35 năm về trước.
Ngày ấy, chụp ảnh xong,
Nick đã đưa bé Kim Phúc đến vệnh viện rồi vội vã đến văn phòng AP tại
Sài Gòn để tráng, rửa 8 cuộn phim Kodak 400 ASA trắng đen. Sau nhiều
tranh luận giữa AP Saigon và văn phòng chính của AP tại New York (thời
ấy chính sách của AP là không phổ biến các bức ảnh chụp cảnh khoả thân,
đặc biệt là góc khoả thân chính diện), cuối cùng nó mới được truyền đến
các toà báo.
Bức ảnh bé Kim Phúc
cháy bỏng vì napalm đã được truyền từ Sài Gòn tới Tokyo trong thời gian
14 phút. Từ Tokyo, nó lại được truyền tự động qua hệ thống dây liên lạc
ngầm dưới biển về New York và London. Sau đó, từ hai văn phóng ấy, nó
lại được gửi đến các chi nhánh AP và toà báo ở khắp thế giới.
Theo Vnexpress
Những bức ảnh của Horst Faas về chiến tranh tại Việt Nam
Người ta nhắc nhiều
tới ông dưới cái tên của một phóng viên chiến trường, những cống hiến to
lớn mà Horst Faas mang lại thực sự chứa đầy những giá trị thẩm mĩ và
nhân văn.
Sinh ra ở Berlin, Đức, Horst Faas bắt
đầu sự nghiệp nhiếp ảnh của mình vào năm 1951 với Thông tấn xã Keystone,
khi 21 tuổi, ông đã được tham gia những sự kiện lớn liên quan đến Đông
Dương, bao gồm các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva vào năm 1954. Năm
1956, ông gia nhập hãng tin Associated Press (AP), nơi ông đã giành được
một danh tiếng là nhiếp ảnh gia chiến tranh, bao gồm các cuộc chiến
tranh tại Việt Nam và Lào, cũng như ở Congo và Algeria. Năm 1962, ông
trở thành nhiếp ảnh gia trưởng của AP cho khu vực Đông Nam Á, và đã có
trụ sở tại Sài Gòn cho đến năm 1974.
Những hình ảnh của Horst Faas về chiến
tranh Việt Nam đã giúp ông giành giải thưởng Pulitzer năm 1965. Trong
năm 1972, ông có được giải Pulitzer thứ hai, về cuộc xung đột ở
Bangladesh.
Horst Faas năm 1967. |
Faas cũng nổi tiếng với công việc của
mình dưới vai trò là một biên tập viên hình ảnh, và đảm nhiệm hai trong
số những hình ảnh nổi tiếng nhất của chiến tranh Việt Nam. Một là bức
ảnh khét tiếng "Hành quyết Sài Gòn" (hay Saigon Execution), nói về vụ
hành quyết một tù nhân Việt Cộng bởi cảnh sát trưởng Sài Gòn Nguyễn Ngọc
Loan, được thực hiện bởi Eddie Adams tại Sài Gòn vào ngày 01 tháng 2
năm 1968 và đã được đăng theo chỉ đạo của ông. Một bức ảnh nổi tiếng
khác cũng được Fass ra lệnh đăng tải đó là bức ảnh "Napalm Girl" của
Nick Út, gây ra một cuộc tranh cãi lớn hơn tại các văn phòng AP, một
biên tập viên đã phản đối hình ảnh này, nói rằng:"các cô gái được miêu
tả là không mặc gì trên người và rằng không ai sẽ chấp nhận việc này."
Bức ảnh "Napalm Girl" của Nick Út |
Trong
tháng 9 năm 1990, nhiếp ảnh gia tự do Greg Marinovich gửi một loạt các
hình ảnh của một đám đông hành quyết một người đàn ông tới văn phòng AP ở
Johannesburg. Một lần nữa, biên tập viên của AP đã không chắc chắn các
bức ảnh có nên được công bố hay không. Một biên tập viên đã gửi những
hình ảnh này cho Faas, và ông đã nhắn trở lại, "công bố tất cả các hình
ảnh".
Thời
gian sau này, Faas còn tổ chức các hội nghị chuyên đề về nhiếp ảnh quốc
tế. Ông đã hỗ trợ tổ chức các cuộc họp mặt cho các phóng viên báo chí
từng có mặt trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Tuy
sau này phải ngồi xe lăn vì bị liệt, nhưng ông vẫn tiếp tục tới các
triển lãm ảnh và nhiều sự kiện chuyên ngành khác, chủ yếu ở châu Âu, và
hợp tác với các nhà xuất bản để phát hành 2 cuốn sách bằng tiếng Pháp về
sự nghiệp của ông và Henri Huet, một đồng nghiệp cũ cùng hoạt động ở
Việt Nam. Ông còn là đồng chủ biên cuốn Hồi niệm (Requiem, 1997), cuốn sách viết về những phóng viên ảnh của Mỹ và Việt Nam đã tử nạn trong cuộc chiến.
Sức
khỏe của ông giảm sút nhanh vào cuối năm 2008. Hồi tháng 2, Faas phải
nằm viện để điều trị căn bệnh về da. Ông còn phải trải qua cuộc phẫu
thuật dạ dày.
Horst Faas, qua đời hôm 10/5/2012 ở tuổi 79. |
Cùng xem lại một số bức ảnh kinh điển chụp chiến tranh Việt Nam của Horst Faas:
Cận cảnh chiến trường, chụp tại Tây Ninh vào tháng 3/1965. |
Bức ảnh chụp vào tháng 6/1965, ghi lại cảnh một gia đình thường dân sống sót sau trận chiến kéo dài 2 ngày đêm ở Đồng Xoài. |
Cận cảnh một trận giáp lá cà, tháng 7/1966. |
Một người lính Mỹ đang cho đồng đội bị thương uống nước, trên chiến trường vào tháng 2/1967. |
Một người phụ nữ tìm thấy thi thể của chồng mình trong một ngôi mộ tập thể chôn 47 người ở gần Huế, tháng 4/1969. |
Văn Chiểu
Những tác phẩm bằng giấy đẹp ngất ngây
Giấy là 1 chất liệu
quan trọng trong đời sống con người. Ngoài việc dung để ghi, chép, in
ấn, giấy còn là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật vô tận của nhiều
người. Từ những tờ giấy mỏng manh, họ có thể tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật đủ làm xuýt xoa những người thưởng lãm. Hãy cùng nhau thưởng thức
1 số tác phẩm siêu đẹp của những họa sỹ, nghệ sỹ sáng tạo giấy nhé.
1. Peter Callesen
Khác với những nghệ sỹ khác, có thể dùng nhiều tờ giấy gộp lại để thực hiện tác phẩm của mình, Peter Callesen thì chỉ cần dùng 1 tờ A4. Trong đó anh sẽ cắt, ghép, dán và lợi dụng những mảng đã cắt để hình thành một tác phẩm có ý nghĩa.
2. Jen Stark
Các tác phẩm của cô thường được tạo ra bằng những tấm giấy đủ màu sắc và được xếp theo một trật tự nhất định nào đó.
3. Simon Schubert
Thoạt nhìn thì chúng ta có thể lầm tưởng những hình này được vẽ bằng chì. Nhưng thật ra chúng đã được Simon Schubert khéo léo tạo ra bằng các nếp gấp. Đúng là 1 sự khéo léo tuyệt vời, các bạn nhỉ!
4. Bert Simon
Một bức tượng được điêu khắc bằng đá giống hệt người thật thì có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc rồi. Nhưng nếu bức tượng đó được cắt dán từ giấy thì các bạn đã gặp qua chưa? Hoàn toàn bằng giấy đấy nhé. Và rất giống người thật. Thật là tuyệt!
5. Yulia Brodskaya
Có lẽ các bạn đã biết qua nhiều sản phẩm dễ thương được làm từ giấy xoắn quẩy. Trước đây mình đã nghĩ nó chỉ có ở Việt Nam thôi, ai ngờ trên thế giới có hẳn những nghệ sỹ chuyên sáng tác những sản phẩm giấy từ hình thức này. Trong đó, Julia Brodskava là 1 ví dụ điển hình. Từ những xoắn giấy, chị đã ghép lại thành những hình siêu đẹp, siêu dễ thương.
1. Peter Callesen
Khác với những nghệ sỹ khác, có thể dùng nhiều tờ giấy gộp lại để thực hiện tác phẩm của mình, Peter Callesen thì chỉ cần dùng 1 tờ A4. Trong đó anh sẽ cắt, ghép, dán và lợi dụng những mảng đã cắt để hình thành một tác phẩm có ý nghĩa.
2. Jen Stark
Các tác phẩm của cô thường được tạo ra bằng những tấm giấy đủ màu sắc và được xếp theo một trật tự nhất định nào đó.
3. Simon Schubert
Thoạt nhìn thì chúng ta có thể lầm tưởng những hình này được vẽ bằng chì. Nhưng thật ra chúng đã được Simon Schubert khéo léo tạo ra bằng các nếp gấp. Đúng là 1 sự khéo léo tuyệt vời, các bạn nhỉ!
4. Bert Simon
Một bức tượng được điêu khắc bằng đá giống hệt người thật thì có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc rồi. Nhưng nếu bức tượng đó được cắt dán từ giấy thì các bạn đã gặp qua chưa? Hoàn toàn bằng giấy đấy nhé. Và rất giống người thật. Thật là tuyệt!
5. Yulia Brodskaya
Có lẽ các bạn đã biết qua nhiều sản phẩm dễ thương được làm từ giấy xoắn quẩy. Trước đây mình đã nghĩ nó chỉ có ở Việt Nam thôi, ai ngờ trên thế giới có hẳn những nghệ sỹ chuyên sáng tác những sản phẩm giấy từ hình thức này. Trong đó, Julia Brodskava là 1 ví dụ điển hình. Từ những xoắn giấy, chị đã ghép lại thành những hình siêu đẹp, siêu dễ thương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)