Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Núi Thái Sơn

Thái Sơn nằm ở vùng miền trung tỉnh Sơn Đông, vắt qua hai thành phố là Thái An và Tế Nam. Cuối năm 1987, Thái Sơn vinh dự được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

%title
Có câu truyện truyền thuyết về núi Thái Sơn như sau: Theo người Trung Quốc, mọi vật trong trời đất đều là do một người gọi là Bàn Cổ tạo ra, sau khi Bàn Cổ qua đời, đầu, thân và tứ chi biến thành 5 ngọn núi lớn, đó tức là “ngũ nhạc” nổi tiếng ở Trung Quốc. Thái Sơn nằm ở phía đông chính là đầu của Bàn Cổ hóa thành, bởi vậy Thái Sơn được gọi là “đông nhạc” là đứng đầu trong “ngũ nhạc”.

'Mạng nhện' dưới lòng đất thép Củ Chi

Bằng cuốc, tay đào thủ công, quân dân Củ Chi (TP HCM) đã tạo nên hệ thống 3 tầng địa đạo dài hơn 250 km, sâu 10 m dưới lòng đất. Từ đây, quân giải phóng bất ngờ đánh phá địch, làm nên những chiến công lẫy lừng.
Từ năm 1948 đến 1968, từ căn cứ cách mạng cách trung tâm Sài Gòn 70 km về phía Tây Bắc, quân kháng chiến nhiều phen xuất quỷ nhập thần, gieo bao nỗi kinh hoàng cho kẻ địch.
* Khám phá địa đạo Củ Chi
* Cuộc sống thời chiến dưới địa đạo* Clip thăm địa đạo dưới lòng đất
Theo Ban Giám đốc Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, công trình hệ thống ngầm này ghi dấu bao công sức, mồ hôi, máu và nước mắt của người dân vùng quê được mệnh danh đất thép.
Năm 1948, ở hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã bắt đầu xuất hiện những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, làm nơi trú cho lực lượng du kích hoạt động. Về sau, mô hình hầm được lan rộng trong nhiều xã. Đến năm 1965, năm xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành địa đạo "xương sống".
Khi cuộc chiến chống Mỹ phát triển mạnh vào những năm 1966-1968, phong trào đào địa đạo ngày càng phát triển ở vùng đất này. Khắp nơi, trai gái, trẻ già nô nức tham gia kiến tạo đường hầm đánh giặc. Đến năm 1968, hệ thống địa đạo khoảng 250 km được hình thành.
Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử với hệ thống hầm dài 250 km dưới lòng đất. Ảnh: Kiên Cường

13 di tích được xếp hạng đặc biệt của quốc gia

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà tù Côn Đảo, Cố đô Hoa Lư, Thành nhà Hồ... vừa trở thành di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt lần này. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ngày 10/5, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích. Các di tích này gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (Nghệ An); Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng (An Giang); Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình); Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa); Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình); Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ở Bắc Giang); Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu); Di tích lịch sử Pác Bó (Cao Bằng); Tân Trào (Tuyên Quang); An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên); và Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh).
Trước đó, năm 2009, Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội); khu di tích Phủ Chủ tịch (Hà Nội); Đền Hùng (Phú Thọ); Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Quần thể di tích Cố Đô Huế (Thừa Thiên - Huế); Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam); Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) và Dinh Độc Lập (TP HCM) được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Bình Minh

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Dài 31 km, nơi rộng nhất khoảng 150 m, động Thiên Đường mới được phát hiện ở Quảng Bình mang vẻ huyền ảo khiến hàng trăm du khách trầm trồ.
Được phát hiện năm 2005 nhưng sau 5 năm khai thác, mở đường, phạt núi và xây dựng lối lên xuống, động Thiên Đường vừa được tập đoàn Trường Thịnh đưa vào hoạt động chiều 3/9.
Động cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60km về phía Tây Bắc, nằm giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Theo các chuyên gia, Thiên Đường còn đẹp và tráng lệ hơn cả Phong Nha và Tiên Sơn.

Với cặp song sinh cao tuổi nhất Việt Nam...

Việt Nam đạt 10 kỷ lục châu Á

Sáng 26.5, tại Hội ngộ kỷ lục gia toàn quốc lần thứ 22 ở TP.HCM, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức công bố 10 kỷ lục Việt Nam đạt kỷ lục châu Á, gồm:

1. NGÔI CHÙA BẰNG ĐỒNG (TRÊN ĐỈNH NÚI) LỚN NHẤT: đó là chùa Đồng trên núi Yên Tử, cách mặt biển 1.068 m (thuộc TP.Uông Bí, Quảng Ninh), toàn bộ đúc bằng đồng nặng 70 tấn với 6.000 chi tiết, trong đó có 4 cây cột (mỗi cột nặng 1 tấn). Chuông và khánh đồng nặng hơn 250 kg, mỗi viên ngói nặng 4 kg.
 chùa Đồng
Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất - Ảnh: Huỳnh Thanh Sang
2. HÀNH LANG 500 TƯỢNG LA HÁN DÀI NHẤT CHÂU Á: mỗi tượng nặng khoảng 2 - 2,5 tấn, cao từ 2 - 2,5 m. Tất cả đều tạc bằng đá nguyên khối, đặt trong 250 gian xây bằng10.000 m3 gỗ, thiết kế từ cổng tam quan của chùa Bái Đính (Ninh Bình) vào suốt hai dãy hành lang bên trong với tổng chiều dài khoảng hơn 3.400 m.
3. TƯỢNG PHẬT THÍCH CA BẰNG ĐỒNG DÁT VÀNG LỚN NHẤT: cao 10 m, nặng 100 tấn, tôn trí ở chánh điện của Điện thờ Pháp chủ chùa Bái Đính, được tạo hình trong tư thế tĩnh tọa.
4. TƯỢNG CHÚA KITÔ LỚN NHẤT: đặt trên đỉnh núi Tao Phùng (TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) ở độ cao 176m so với mực nước biển. Tượng cao 32 m, sải tay dài 18,4 m, hai bàn tay dài 2,2 m, ngón giữa dài 1,1 m, bề ngang bàn tay rộng 1,1 m.
5. CẬU BÉ MÙ CHƠI ĐƯỢC NHIỀU NHẠC CỤ NHẤT: đó là Bùi Ngọc Thịnh sinh năm 2000, sống với cha mẹ ở TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa). Bị mù bẩm sinh nhưng em học chơi trống năm 6 tuổi, học đàn guitar năm 7 tuổi, học đàn organ năm 9 tuổi và đánh đàn nhị, đàn sến năm 11 tuổi. Hiện Thịnh tiếp tục luyện thêm đàn tranh và đàn kìm.
6. HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ TRÊN ĐẢO LỚN NHẤT: do người Pháp xây từ năm 1862 tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), là nơi giam giữ những chiến sĩ đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam qua hai thời chống Pháp và chống Mỹ. Côn Đảo có hệ thống 8 trại giam chính, mỗi trại rộng từ 10.000 đến 25.000 m2, cùng hàng chục trại phụ. Chưa có nhà tù nào ở châu Á có nhiều khu kỷ luật như 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập chuồng bò, 120 chuồng cọp Pháp, 384 chuồng cọp Mỹ…
7. HANG ĐỘNG KHÔ DÀI NHẤT: động Thiên Đường ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (H.Bố Trạch, Quảng Bình) trên độ cao khoảng 360 m so với mực nước biển, không có sông ngầm chảy qua và thuộc hệ thống hang Vòm, với chiều dài lên tới 31,4 km, chiều cao từ sàn động đến trần động là 60 m, chiều rộng dao động từ 30 - 100 m, có nơi lên đến 150 m.
8. ĐỊA ĐẠO DÀI NHẤT: ra đời năm 1948 (thời chống Pháp) tại Củ Chi (TP.HCM), có tổng chiều dài trên 250 km đường hầm nằm sâu trong lòng đất với nhiều tầng hầm, ngõ ngách, đan chéo chằng chịt.
9 TƯỢNG PHẬT QUAN THẾ ÂM BẰNG HOA LỚN NHẤT: kết từ 500.000 bông hoa bất tử, cao 15,5 m, nặng 3 tấn, với đài sen đường kính 5 m, do các nghệ nhân hoa cùng 500 thiện nam tín nữ chùa Linh Phước (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thực hiện vào đầu năm 2010.
10. SÁCH ĐỘC BẢN "THI VÂN YÊN TỬ" LỚN NHẤT: dày 300 trang, mỗi trang đều phủ lớp laminate bảo vệ, kích thước 125x80x16 cm, nặng 120 kg, với bìa sách bằng gỗ gụ, thực hiện từ tháng 4 đến 12.2011 tại Nha Trang. Nội dung gồm 143 bài thơ của GS-TS Hoàng Quang Thuận, 143 bài thơ (viết lại) bằng thư pháp chữ Việt, 143 ảnh minh họa.
Giao Hưởng

Những cây cầu kỷ lục của Việt Nam

Bên cạnh sức quyến rũ tuyệt đẹp từ tòa nhà Financial Bitexco, hay sức hút kỳ lạ từ kiến trúc bảo tàng Hà Nội được hoàn thành vào năm 2010, chúng ta sẽ ngỡ ngàng với những thành tựu xây dựng khác mà đất nước đã có được. Đặc biệt là những chiếc cầu kỷ lục tại Việt Nam thời gian qua.
Có những giá trị kiến trúc riêng, độc đáo, hiện đại và điểm nhấn quan trọng là một số công trình đã được thi công hoàn toàn bằng công nghệ và tài năng, trí tuệ người Việt. Đó là niềm tự hào lớn hơn cả giá trị vật chất mà công trình ấy đóng góp.
Một vòng quanh dải đất hình chữ S, chúng ta cùng điểm danh những nét đẹp "hoành tráng" từ những chiếc cầu kỷ lục ấy.
Cầu Sông Hàn
Điểm nổi bật trên bầu trời kiến trúc Việt Nam hiện đại. Được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 2000, cây cầu này vẫn ngày ngày chuyển động như là biểu tượng của thành phố trẻ Đà Nẵng năng động.
 

Kỷ lục Việt Nam: Chiếc diều sáo có nhiều sáo nhất

Bộ sáo ầm gồm 13 sáo gắn vào phần tiếp giữa khung cái và khung quân trên của diều.
Đại Trà là một thôn thuộc xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Nơi đây, từ thế kỷ 13 ông Trần Quốc Thi – Thành hoàng làng Đại Trà – là người khai sinh, lập ấp khởi xướng việc làm sáo diều.
Kỷ lục Việt Nam: Chiếc diều sáo có nhiều sáo nhất
Tiếp nối truyền thống làng nghề, từ ngày 8/7 đến 15/10/2011, ông Nguyễn Văn Lộc và Hội làng nghề thôn Đại Xá, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy thực hiện làm một chiếc diều sáo. Giữa thân diều là hai khung cái bằng gỗ buộc úp lại với nhau dài 440cm, hai bên phất diều có chiều dài sải cánh 680cm ; bẹn diều dài 170cm, rộng (cả hai bên) 160cm…
Bộ sáo ầm gồm 13 sáo gắn vào phần tiếp giữa khung cái và khung quân trên của diều. 13 sáo, từ sáo lớn nhất dài 150cm, đường kính 17cm đến sáo nhỏ nhất dài 7cm, đường kính 1,3cm. làm bằng các chất liệu mai rừng, nứa ngộ, nứa tép, tre bờ già, gỗ xoan, gỗ mít… Muốn thả chiếc diều này dùng dây cước đường kính 3,5cm và cần đến 20 người. Diều có thể bay ở độ cao trên 100m. Diều đã được người dân thả bay cao vào ngày 2.10 ÂL (24-10-2011).
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam 20g ngày 5 tháng 11 năm 2011.
Theo BDVN
Nguồn : vietgiaitri.com

Nguyên tắc Cúng, Khấn, Vái, và Lạy


I. Nghi-Thức Cúng Gia-Tiên

Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.

Bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam"


Bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" do Bưu điện Việt Nam phát hành vào ngày 02-9-1946, nhân kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945), theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tranh thờ Ngũ Hổ


Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hổ là con vật có sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Đã từ lâu, hổ được tôn thờ và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là Ngài, là “Ông Ba mươi” đầy uy linh, quyền kính. Hổ được dựng thành biểu tượng qua nhiều chất liệu của tạo hình: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy... có ở hầu khắp các công trình: đền, miếu, đình, lăng mộ… Nhưng mẫu tranh được biết đến nhất qua nhiều thế hệ đó là tranh Ngũ Hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) ngày xưa. Không chỉ là một tác phẩm hội họa, tranh Ngũ Hổ còn ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông.

Không bày trên bàn thờ gia tiên như những bức tranh ngũ quả, tranh Ngũ Hổ thường treo ở bàn thờ dành riêng cho “Ông Ba mươi”, dưới ban thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tục thờ hổ bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ.