Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Phú Thượng thơm nếp xôi


“Làng Gạ có gốc cây đề/Có sông tắm mát, có nghề thổi xôi…”

Chẳng biết từ khi nào, câu ca dao trên đã đi vào tâm khảm của nhiều thế hệ người Hà Nội. Làng Gạ chính là làng Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) bây giờ.
Có mặt từ lúc tờ mờ sáng tại Phú Thượng, tôi mới cảm nhận được hết không khí nhộn nhịp của làng nghề. Hầu như ở đây, nhà nào cũng làm nghề thổi xôi. Bà Công Thị Bội, 70 tuổi, kể: “Khi lớn lên đã thấy các gia đình thổi xôi, nấu chè, làm bánh dày, bánh dợm, bánh trôi, ủ rượu nếp kết hợp với nuôi lợn. Hầu hết đàn ông trong làng làm nghề bổ củi, cưa xẻ, đàn bà ở nhà cấy lúa, thổi xôi, nấu rượu nếp, nuôi lợn và chạy chợ. Thời chúng tôi, làm ra được mẻ xôi cực nhọc lắm, phải kiếm củi, lá gói, gạo, khi thổi xong phải ngồi chờ đồn Tây mở cửa mới gánh xôi chạy thật nhanh xuống các phố phường bán cho hết. Bây giờ, làm nghề có người đem lá, gạo tới tận nơi, thổi xôi có bếp lò, dỡ xôi có quạt điện…khi bán có xe máy chở chứ không phải gánh rong như trước”. Hiện tại gia đình bà Bội có 3 con dâu, 3 con gái và 2 cháu nội, ngoại đang nối tiếp nghề truyền thống của làng. Từ nghề thổi xôi, các con bà có nhà cửa khang trang. Dù nghề có phần nhọc nhằn nhưng bà Bội luôn nhắc nhở con cháu: “Xôi Kẻ Gạ có tiếng cả trăm năm nay, các con phải có trách nhiệm duy trì, giữ gìn nghề do cha ông để lại.”
Một góc làng quê Phú Gia - Phú Thượng.
 

Để có được những nắm xôi hương vị thơm dẻo, ít ai biết được những vất vả, công phu của người làm nghề. Muốn đáp ứng được khẩu vị của mọi khách hàng, phải chuẩn bị đủ các loại xôi khác nhau như: Xôi vò, xôi xéo, xôi lạc, xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi dừa… Công đoạn chuẩn bị được bắt đầu ngay sau khi bán hết xôi, về tới nhà phải ngâm gạo, đỗ ngay để chuẩn bị cho phiên chợ sáng sớm hôm sau. Gạo phải nếp cái hoa vàng chính hiệu; đỗ, lạc cũng phải đạt tiêu chuẩn, lá gói xôi là lá sen hoặc lá chuối được lau rửa cẩn thận. Gạo được tra sát 3 lần, trước khi đồ, vo lại một lần nữa. Khi đồ phải giữ cho lửa đều, hơi nhiều, hạt gạo lúc chín phải bóng và no tròn như bôi dầu mỡ. Khi xôi chín được 80% thì dỡ ra vẩy thêm chút nước cho hạt xôi se lại, rồi tiếp tục đồ lần hai để xôi đạt tới độ dẻo như ý muốn. Xôi nấu xong dỡ ra thúng, dưới lót bọc mút, trên đậy vỉ cói, không quên ủ lá sen để xôi nóng, thơm mà không bị hấp hơi nước. Những bí quyết thổi xôi dù có gặng hỏi cũng chẳng ai thổ lộ hết, nhờ những bí quyết đó mà nghề nấu xôi ở Kẻ Gạ mới tồn tại và ngày càng phát triển. Phú Thượng đã đem đến cho Hà Nội một thứ đặc sản mang đậm chất “chân quê”. Bà Công Thị Bội còn cho biết thêm, xôi Kẻ Gạ ngon một phần là nhờ vào nguyên liệu. Những cánh đồng của Phú Thượng trước đây chỉ toàn trồng nếp cái hoa vàng và nếp nhung, thứ gạo đầu bảng cùng với “bí quyết” gia truyền nên xôi có vị ngon đặc biệt.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thượng cho hay: Hiện nay, làng Kẻ Gạ có hơn 500 gia đình làm nghề nấu xôi và một “hệ thống” bán lẻ với gần 1.000 người đưa hương thơm của xôi đi khắp các ngõ ngách của đất Hà Thành. Họ phục vụ đủ mọi nhu cầu: xôi ăn sáng, xôi làm cỗ cưới, cỗ sinh nhật, làm tiệc chiêu đãi, thậm chí cả xôi làm quà biếu... Mỗi ngày tiêu thụ từ 4 đến 5 tấn gạo nếp cái hoa vàng và gạo nếp nhung. Hiện đã có khoảng 30 khách sạn, nhà hàng thường xuyên đặt xôi phục vụ khách du lịch. Nhiều gia đình nấu xôi với số lượng lớn như: Lê Thị Hiện, Đoàn Thị Phúc, Trần Thị Nhàn… trung bình mỗi ngày nấu từ 70 đến 90 kg gạo nếp. Anh chị Tùng - Liên, bắt đầu nấu xôi bán từ những năm 80 của thế kỉ trước, đến nay đã có khá nhiều khách quen, trung bình mỗi ngày nấu khoảng 90 đến 100kg gạo nếp với 8 loại xôi khác nhau: Xôi lạc, xôi đậu xanh, xôi đỗ đen, xôi xéo, xôi vừng dừa, xôi ngô, xôi vò, xôi giò chả. Anh chị Tùng - Liên tâm sự: “3 giờ sáng dậy làm hàng, 5 giờ sáng đến nơi bán đến 8 giờ sáng là hết hàng, chưa khi nào bị ế. Nhiều người ăn xôi của tôi hơn chục năm nay, chỉ cần nhìn là biết khẩu vị của từng thực khách, bí quyết giữ chân họ là xôi phải thật dẻo thơm”.
Mặc dù chưa được thừa nhận chính thức trong bất cứ một văn bản nào về chất lượng cũng như sự nổi tiếng, nhưng không thể phủ nhận xôi Kẻ Gạ vẫn là một món ăn thanh tao và cuốn hút người “Tràng An” vốn nổi tiếng sành ăn
Hoàng Dĩnh

10 bí kíp giúp bạn trẻ vượt qua khủng hoảng

Công việc, tình cảm, những mối quan hệ xã hội phức tạp - cuộc sống hiện đại có hàng nghìn lý do để các bạn trẻ phải "sống chung" với stress, khủng hoảng triền miên. Làm cách nào để vượt qua những khoảng thời gian tệ hại đó?
Hãy thả tự do cho cảm xúc của bạn.
Hãy thả tự do cho cảm xúc của bạn.
Sau đây là 10 cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn trẻ tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
1. Hãy viết ra các vấn đề: Hãy tưởng tượng đầu bạn là một cái thùng chứa. Khi bạn nhét càng nhiều nỗi âu lo bực dọc vào, thì đến lúc nó sẽ đầy và nổ tung. Hãy tìm cách đối mặt với chúng, viết là một cách hiệu quả. Cảm giác nhẹ nhàng sẽ đến khi bạn liệt kê được những thứ khiến bạn đau đầu.
2. Liên hệ với mọi người: Đây là lúc mà các mối quan hệ bạn bè và gia đình trở nên cần thiết. Hãy tâm sự với một người bạn thân, hay lắng nghe ý kiến của các thành viên gia đình. Hay chỉ đơn giản là gặp mặt, trò chuyện thân tình, mọi thứ sẽ “dễ thở” hơn nhiều. Đừng bao giờ nhốt mình lại khi khủng hoảng, vì mọi thứ sẽ chỉ tệ hơn thôi.
3. Tìm lại nụ cười: Khoa học đã chứng minh rằng, nếu một người tự ép mình cười, thì một lúc sau họ sẽ thấy vui thực sự. Nụ cười rất kì diệu, bạn hãy “tận dụng” món quà này. Xem một bộ phim hài, đọc những quyển sách, truyện tranh vui nhộn… mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
4. Hãy để cảm xúc tự do: Nếu bạn muốn khóc, hãy khóc. Nếu bạn muốn la hét, hãy tìm một chỗ vắng vẻ và la hét. Đừng bao giờ kìm nén cảm xúc tiêu cực nếu bạn muốn xóa bỏ đó. Hãy để nó tự do, thoát ra khỏi bản thân bạn và bay đi.
5. Nhìn vào mặt tích cực: Mọi vấn đề đều có hai mặt, kể cả những vấn đề đau đầu nhất và khiến bạn buồn bã nhất. Hãy học cách nhìn vào mặt tích cực của chúng, như một thất bại có thể dẫn đến các cơ hội, một lần vấp ngã sẽ trở thành kinh nghiệm quí, mất đi người yêu khiến bạn nhận ra giá trị của tình bạn… Khi nhìn ra điểm tích cực của các vấn đề, bạn sẽ dễ chấp nhận chúng hơn.
6. Thở chậm và sâu: một điều tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Khi thở chậm và sâu, cơ thể được điều hòa, cảm xúc được kiềm chế, bạn sẽ thấy mình bình tĩnh hơn và sáng suốt hơn. Nhất là những lúc đỉnh điểm nhất của stress, hãy dừng lại, bỏ quên mọi thứ và tập trung vào hơi thở của mình, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.
7. Chăm lo đến cơ thể: Các vấn đề thể chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Đừng để những vấn đề của cơ thể “cộng sinh” với cơn khủng hoảng. Ví dụ một mái đầu bị ngứa do gàu, sẽ khiến bạn “phát điên” và bực bội hơn bình thường. Lúc đó, hãy ngâm mình trong bồn tắm, lựa chọn loại dầu gội phù hợp như Head&Shoulders, dầu gội trị gàu số 1 thế giới, đã được chứng minh có thể loại bỏ 100% gàu sau lần gội đầu tiên. Bạn đã xóa đi một “nguy cơ” rồi đấy. Hãy tập cách lắng nghe cơ thể mình.
8. Giấc ngủ là vị thuốc thần: Giấc ngủ có sức mạnh rất lớn trong việc làm tiêu tan các cảm xúc mạnh. Khi quá mệt mỏi và buồn bã, không điều gì tốt hơn một giấc ngủ ngon. Khi thức giấc, các vấn đề sẽ bớt đi một nửa sự nghiêm trọng, bạn sẽ được tiếp thêm sinh lực. Cảm giác được bắt đầu lại bao giờ cũng có tác dụng tốt.
9. Điều tồi tệ nhất là gì? Hãy trả lời câu hỏi đó. Nếu mọi thứ xảy ra theo hướng tệ hại nhất, thì bạn sẽ phải gánh chịu điều gì? Đôi khi, chúng ta mắc vào những nỗi sợ hãi vô hình, trong khi sự thật là không đáng. Biết được điều tệ nhất, bạn sẽ thấy dũng cảm hơn nhiều. Đúng thế, có tệ nhất thì cũng chỉ đến vậy thôi, vậy tại sao không làm chúng tốt hơn ngay bây giờ?
10. Hãy tin tưởng: Bạn hãy hiểu rằng, cuộc sống là một chuỗi các niềm vui nỗi buồn nối tiếp nhau. Không có cơn khủng hoảng hay stress nào kéo dài mãi mãi. Sớm muộn gì bạn cũng sẽ lại vui vẻ và tìm thấy tình yêu cuộc sống. Hãy tin rằng, bạn đủ sức mạnh để vượt qua tất cả. Niềm tin có một điều lạ, là khi bạn tin tưởng đủ lâu, bạn sẽ luôn có nó bên mình. Và khi ấy, bạn là người chiến thắng.
Theo Infonet/TPO

12 bộ trang phục cung đình Nguyễn quý hiếm


Áo đại triều của các hoàng thân thời Nguyễn
Áo đại triều của các hoàng thân thời Nguyễn
Họa tiết rồng trên áo
Họa tiết rồng trên áo
Trang trí dưới tà áo
Trang trí dưới tà áo
Áo mã tiên nữ nhạc thời Nguyễn
Áo mã tiên nữ nhạc thời Nguyễn
Áo thường triều của quan thời Nguyễn
Áo thường triều của quan thời Nguyễn
Họa tiết hoa trên áo quan
Họa tiết hoa trên áo quan
Áo mãng bào hoàng tử thời Nguyễn
Áo mãng bào hoàng tử thời Nguyễn
Rồng trợn mắt chính giữa áo
Rồng trợn mắt chính giữa áo
Cùng nhiều họa tiết công phu khác trên áo
Cùng nhiều họa tiết công phu khác trên áo
Rồng có cả trên 2 tay áo của hoàng tử
Rồng có cả trên 2 tay áo của hoàng tử
Áo thường triều của hoàng thân triều Nguyễn
Áo thường triều của hoàng thân triều Nguyễn
Áo thường triều của quan triều Nguyễn
Áo thường triều của quan triều Nguyễn
Những lớp vải đẹp và bền chắc còn giữ đến ngày hôm nay sau vài trăm năm
Những lớp vải đẹp và bền chắc còn giữ đến ngày hôm nay sau vài trăm năm
Y phục biểu diễn tuồng cung đình thời Nguyễn
Y phục biểu diễn tuồng cung đình thời Nguyễn
Bộ trang phục rất cầu kỳ
Bộ trang phục rất cầu kỳ
Áo hoàng bào (thường triều) của hoàng hậu thời Nguyễn
Áo hoàng bào (thường triều) của hoàng hậu thời Nguyễn
Họa tiết chim phụng được thêu rất sắc sảo
Họa tiết chim phụng được thêu rất sắc sảo
Áo thường triều của các bà Phi thời Nguyễn
Áo thường triều của các bà Phi thời Nguyễn
Họa tiết chim phụng được thêu rất sắc sảo
Họa tiết chim phụng được thêu rất sắc sảo
Áo đại triều của quan thời Nguyễn
Áo đại triều của quan thời Nguyễn
Rồng xuất hiện nhiều trên áo.
Rồng xuất hiện nhiều trên áo.

Nhà hát tư nhân đầu tiên trên đất Huế

Cái duyên với Festival Huế của một nữ nghệ sĩ Việt kiều đã đưa Camille Huyền trở lại quê hương và đầu tư xây dựng một nhà hát tư nhân đầu tiên trên đất Huế: Nhà hát Bến Xuân, sẽ khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm nay.
Vợ chồng nghệ sĩ Camille Huyền trước thềm Nhà hát Bến Xuân. Phía sau họ là gian nhà chính - phòng hòa nhạc dành cho nhạc cổ điển

Lần đầu tiên Camille Huyền được công chúng trong nước biết đến khi chị từ Thụy Sĩ trở về tham gia biểu diễn các ca khúc của nhạc sĩ Cung Tiến cùng nghệ sĩ guitar Thụy Sĩ Walther Giger tại Festival Huế 2008. Từ đó đến nay, Camille xuất hiện đều đặn ở các kỳ Festival Huế và gây chú ý bởi phong cách âm nhạc rất khác trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam đương đại. Trong những ngày Festival Huế 2012 vừa qua, Camille, dù vẫn phải giữ giọng để biểu diễn 4 buổi ở Duyệt Thị Đường, nhưng vẫn giám sát tỉ mỉ việc hoàn thiện Nhà hát Bến Xuân.

14 năm cho một nhà hát

Sống ở châu Âu đã nhiều năm, Camille Huyền – một tôn nữ thuộc dòng dõi hoàng tộc ở Huế – với chồng, một người làm việc lâu năm trong ngành tài chính, ngân hàng (đã từng giữ chức giám đốc một ngân hàng ở Thụy Sĩ) luôn nuôi ước mơ sẽ xây được một nhà hát của riêng họ theo kiến trúc nhà rường Huế.

Năm 1998, họ bước đầu hiện thực hóa ước mơ của mình bằng việc mua một mảnh đất rộng 4.000m2 trên địa phận xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, nằm ngay sát bờ sông Hương, gần chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà hát này chỉ bắt đầu chính thức cách đây 3 năm. 11 năm trước đó là thời gian chuẩn bị vật liệu xây nhà, một công cuộc chuẩn bị có lẽ là có một không hai trong cuộc đời họ.

Toàn bộ gạch dùng để lát nền nhà, nền sân và gạch ngói đều là gạch cũ, được cóp nhặt từ rất nhiều ngôi nhà cổ, tường thành cũ. Trong suốt 11 năm, người phụ trách công trình nghe ngóng thấy ai muốn dỡ nhà cũ để xây nhà lầu ở Huế, liền lập tức đến mua lại gạch, ngói. Trên các viên gạch vẫn còn chữ triện đánh dấu của các đội xây dựng xưa ở hoàng thành. Cũng may là trước đây, người ta chỉ sử dụng vôi để xây nhà chứ không phải xi măng nên việc gỡ những viên gạch ra nguyên vẹn không mấy khó khăn. Hàng trăm ngàn viên gạch đã được mua về đây theo cách đó và tất cả những người thợ xây dựng ngôi nhà đều luôn phải tâm niệm rằng họ đang làm một công việc đòi hỏi sự khéo léo và tập trung cao độ, không được làm vỡ bất kỳ một viên gạch nào.

Rồng, phượng và những bức họa trên mái nhà được làm bằng các mảnh của những món đồ sành sứ cổ bị vỡ mua từ con tàu đắm khai quật ở Bao Vinh trước đây. Cột, kèo của ngôi nhà, bên cạnh những thứ được làm mới cũng có những thứ đi mua lại của các ngôi nhà cũ và được chuyển về hoàn toàn bằng sức người chứ không phải bằng cần cẩu, máy kéo.

Phía trước ngôi nhà, ngay sát mép nước sông Hương là hàng liễu đang lớn dần. 40 cây liễu này được mua ở Hà Nội, nhưng việc mua những cây liễu này cũng rất dụng công. Đọc trong bài nghiên cứu về giống liễu không có hoa đỏ đã mất dần ở Huế của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đăng trên tạp chí Sông Hương, tìm hiểu từ các tài liệu khác về giống liễu này và biết đó cũng chính là giống liễu được trồng nhiều ở châu Âu, anh Trương Đình Ngộ, chồng Camille, quyết định ra Hà Nội tìm cho được giống liễu này. 40 cây liễu sau đó được cẩn trọng mang dần về Huế theo đường hàng không. Vài năm nữa, nếu đứng trước sân ngôi chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê hướng mắt về phía cuối sông Hương thì sẽ nhìn thấy hàng liễu này phất phơ trước gió. Rất nhiều cây trong vườn, hầu hết là cây ăn trái, được mang về từ khắp nơi, cây măng cụt từ Nam bộ, cây hoa sữa từ Hà Nội, có cả những cây được mang về từ Thụy Sĩ…
Nhà thủy tạ - điểm tiếp khách là phụ nữ của nữ chủ nhân, đây sẽ là nơi dùng để tổ chức các cuộc nói chuyện về văn thơ và các vấn đề mà phụ nữ quan tâm
Giám sát xây dựng bằng… Skype

Trong 3 năm kể từ khi khởi công xây dựng ngôi nhà, ngày nào Camille Huyền cũng làm việc với người trông coi việc xây dựng ít nhất 2 tiếng đồng hồ qua Skype, dịch vụ gọi điện thoại miễn phí bằng máy tính. Anh này sẽ dùng camera của máy tính quay lại các chi tiết đang xây dựng để Camille nghiệm thu. Cách đó giúp chị kiểm soát được hết mọi công việc, mọi chi tiết xây dựng của ngôi nhà từ kích thước bức vách, chiều cao của cột, mực nước trong hồ thủy tạ đến vị trí của từng viên gạch khi xây tường, lát sân.

Với Nhà hát Bến Xuân, Camille Huyền vừa là chủ xây dựng, vừa là kiến trúc sư kiêm luôn cả giám sát thi công! Chị thiết kế ngôi nhà sau khi đọc rất nhiều tài liệu về kiến trúc, lịch sử nhà rường, đi tham quan tận mắt và chụp hình tất cả các cung điện của hoàng hậu, vương phi trong các khu di tích ở Huế.

Chị bảo nếu chỉ cần làm theo mẫu nhà rường thì dễ thôi, cứ đưa cho kiến trúc sư là họ làm y theo mẫu, bởi nhà rường tuy đã không còn nhiều ở Huế nhưng ngày xưa ai cũng xây nhà rường cả. Còn chị xây nhà rường theo kiểu “hand made”, kỹ đến từng chi tiết và dù làm theo đúng nguyên mẫu với những chuẩn mực của nhà rường nhưng vẫn đưa những cái riêng của mình vào. Có thể đó là những chi tiết không chuẩn nhưng cái không chuẩn đó trong kiến thức về nhà rường được gọi là nghệ thuật và nó mang dấu ấn cá nhân.

Chẳng hạn, nếu nhà rường xưa chỉ có họa tiết rồng, đầu rồng trên mái nhà thì chị làm cả những họa tiết phượng – biểu tượng của người phụ nữ – nhỏ hơn họa tiết rồng nhưng luôn được đặt trước rồng, đó là sự trọng nữ mà chị thấy ngưỡng mộ trong văn hóa của người phương Tây. Họa tiết phượng còn được sử dụng để làm cửa sổ trong các gian phòng. Trên mái nhà, bên cạnh rồng, phượng còn có những bức tranh về các nhạc cụ cổ truyền như đàn tỳ bà, nguyệt, tranh, bầu… được khảm bởi các mảnh sành sứ cổ thể hiện tình cảm của chị với kho báu âm nhạc dân tộc. Vách gỗ của nhà rường xưa thường được sơn màu đỏ nhưng Camille thích sự tự nhiên của các vân gỗ. Khoảng sân rộng trước cửa nhà hát được lát gạch theo hình giọt nước khổng lồ, và thợ xây đã phải đo đạc rất cẩn thận cho vị trí đặt từng viên gạch.

Sau festival, vợ chồng Camille ở lại Huế thêm 2 tháng để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của nhà hát. Phần thiết kế âm thanh của nhà hát sẽ do một người bạn Đức của anh chị trước đây từng là chủ một nhà hát ở Thụy Sĩ làm giúp, cùng với sự hỗ trợ của Walther Giger, nghệ sĩ guitar vốn là thầy đồng thời là bạn diễn của Camille.

Nhà hát Bến Xuân sẽ khánh thành vào 22/9/2012, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mặc Tử bằng concert của Camille Huyền, biểu diễn các bài hát được chính chị phổ thơ Hàn Mặc Tử. Một số nhà thơ người Pháp trước đây đã dịch thơ Hàn Mặc Tử sẽ được mời về tham dự sự kiện này.

Không gian biểu diễn của Nhà hát Bến Xuân rất đa dạng, có phòng hòa nhạc dành riêng cho nhạc cổ điển, khoảng sân rộng để biểu diễn các bộ môn nghệ thuật dân tộc khác như ca Huế, múa rối nước…

Cổng nhà hát đúng nghĩa một bến nước, đón khách từ sông Hương vào. Một số buổi biểu diễn có quy mô lớn sẽ tổ chức cho du khách thưởng thức bằng cách kết thuyền trên sông Hương để xem. Chủ nhân dự kiến nhà hát sẽ liên kết với các khách sạn 5 sao để đón khách đến tham quan như một điểm du lịch văn hóa.
Dương Vân Anh (Báo Thể thao & Văn hóa)

Vô Duyên

Muốn quen không biết làm sao
Mượn cái ống khóa, khóa vào hai xe.
Tan trường nón lá nghiêng che,
Nàng đang đứng đợi lặng nghe điều gì?

Nắng vàng làm ngại bước đi
Thênh thang sân rộng, tim si bồi hồị
Mắt nàng dìu dịu trách tôi.
Tay run mở khóa, ngỏ lời phân minh.

Thật tôi có ý "vô tình"
Khóa xe hai đứa để mình quen nhau...
Dẫn xe, nàng chẳng lời nào.
Ngó theo - con mắt nghẹn ngào - ngó theo.

Sân trường lạnh ngắt buồn teo...
Thôi rồi cái phận o mèo vô duyên!

Chuyện cô gái hái chè và thằng “Phải Gió”

Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dung để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời.. Thế nhưng, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp những câu ca dao có tính cách tương phản với nền nếp đạo đức thông thường ngầm ý nghĩa khuyên đời một cách hóm hỉnh ví dụ như 4 câu ca dao của cô gái lng lơ tự bào chữa sau :

Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng
Chính chuyên chết phải đi không
Lẳng lơ chết có tiếng cồng, tiếng chiêng

Ở miền Bắc, vùng Thái Nguyên VN có những đồi chè đươc trồng trên đồi núi và công việc thu hoạch được đảm đương bởi phụ nữ, do đó mà có những câu ca dao khuyên nhủ các cô gái khi đi hái chè, hái xong lo về chớ đưng bị gạ gẫm dụ dỗ, lúc nào cũng cảnh giác các cạm bẫy của cuộc đời :

Người ngoan lên núi hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi,
Chim khôn chết mệt về mồi,
Người khôn chết mệt về lời nhỏ to
Chim khôn tránh lưới tránh dò
Cá khôn tránh lưới, lững lờ mắc đăng

Câu chuyện về cô gái hái chè gặp thằng phải gío dưới đây diễn tả một sự cố xảy ra trên một đồi chè ngoài ý muốn của cô gái, thế nhưng cái hay của đoạn ca dao là lột trần được cái tương phản của tâm lý con người

Cô Gái Hái Chè - Chính Bản

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao ?
Nếu em càng giẩy nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ

Đoạn ca dao trên là lời tự thuật của một cô gái hái chè với cô bạn gái khác về sự cố bị một thằng thanh niên nào đó cưỡng hiếp, thay vì oán giận người đã cướp đi cái trinh tiết qúy giá của mình. Cô hái chè này lại có thái độ đỏng đảnh khi kể lại các tình tiết diễn biến,

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra

Đọc hai câu mở, ta có cảm tưởng như cô gái kể về một câu chuyện thường nhật như Hôm qua đi chợ, đi chơi hội….., nhất là chữ “thằng phải gió” được dùng ở đây như một tiếng trách yêu.

Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào

Đến đây, ta thấy “sự phản kháng “này rất tiêu cực, sao chỉ lạy suông thôi mà không tỏ thái độ quyềt liệt hơn như cào cấu, cắn xé v..v.., chữ “mả cha nó” là một tiếng chửi trong ngôn ngữ bình dân nhưng nếu dùng để ám chỉ cái “ấy” thì thật là hay vô cùng, nghe như một tiếng mắng yêu

Bấy giờ em biết làm sao ?
Nếu em càng giẩy nó vào thêm sâu

Đến đây, cô gái biện hộ cho sự phản kháng yếu ớt của mình, càng giẫy thì càng không lợi nên đành tiêu cực cam phận nằm im

Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ

Hai câu này mới đọc tưởng như hai câu ngô nghê của đoạn ca daọ Nhưng khi đọc kỹ lại ta mới thấy cái thâm thúy của người xưa. Chữ “củ nâu” tức củ ấu dùng để so sánh một vật sần sùi cứng ngắt, chữ vật vờ để chỉ một trạng thái xập xìu. Như vậy đoan này đã ngầm tả trạng thái thụ động tiêu cực từ đầu đến đuôi kèm theo những nhận xét tinh tế của cô gái. Chính vì cái tâm lý tương phản đó mà có những đoạn ca dao “Hậu Bản” lưu truyền trên Net.

Cô Gái Hái Chè - Hậu Bản

Hôm sau em đến vườn chè
Kiếm thằng phải gió em đè nó ra
Nó lạy rối rít xin tha
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào
Bây giờ mới sướng làm sao
Nên em càng giẩy cho vào thêm sâu
Giẩy sao cho dập củ nâu
Giẩy sao cho gẩy cần câu vật vờ

Vô danh

Cô Gái Hái Chè - Mười Năm Tái Ngộ

Mười năm thắm thoát trôi qua
Gặp lại phải gió nó già hơn xưa
Mừng như nắng hạn gặp mưa
Em đè nó xuống em lùa chim ra
Nó nằm nó khóc nó la
Em ngồi em bóp mả cha ngày nào
Khi xưa củ cứng cần cao
Ngày nay củ xẹp cần dâu cần xìu

Vô danh

Thằng Phải Gió Thẩn Thờ

Sáng nay ngồi nấu nước chè
Nhớ lại chuyện củ nó đè trong tim
Ngồi buồn ngó xuống con chim
Xưa sao hùng dũng giờ im thế này
Lắc qua lắc lại mỏi tay
Nó vẫn ủ rủ ngây ngây khờ khờ
Hởi người em gái xóm mơ
Cần câu còn đó mồi trơ..... hết rồi

Vô danh

Để viết tiếp đoạn kết cho có hậu, NN tui đã cho “thằng Phải Gío” vượt biên, vinh quy bái tổ về làng, tay lủng lẳng bị đô la, túi đầy thuốc Viagra

Thằng Phải Gío sau khi vượt biên

“Phải Gío” mang mã việt kiều
Viagra đầy túi làm liều kiếm em
Tủm tỉm nó nốc hai viên
Mả cha nó đứng chỉ thiên lên liền
Cả giờ nó lắc như điên
Ối giời !!!sao sướng như tiên thế này
Mười năm nắn bóp rã tay
Nó lắc cho bõ những ngày xuội lơ


VUI VUI VỀ NỤ HÔN

Vừa hôn vừa quét dọn gọi là tảo hôn
Đứng hôn nhau trên cầu gọi là cầu hôn
Hôn mà chẳng rời nhau gọi là đính hôn
Hôn liền tù tì 7 phát gọi là thất hôn
Hôn người nào đó gọi là hôn nhân
Hôn con vật nào đó gọi là hôn thú
Hôn vợ gọi là hôn thê
Hôn chồng gọi là hôn phu
Mơ hôn được người nào đó gọi là hôn ứơc
Mới hôn xong gọi là tân hôn
Hôn thêm cái nữa gọi là tái hôn
Hôn hai cái một lượt gọi là song hôn
Đang hôn nửa chừng bị xô ra gọi là ly hôn
Hôn rồi bị trả lại gọi là thoái hôn
Không cho hôn cũng hôn đại gọi là cưỡng hôn
Hôn sơ sơ phớt phớt gọi là hôn ngoại
Hôn ké gọi là phụ hôn
Hẹn ngày sẽ hôn gọi là hứa hôn
Vua hôn người gọi là hoàng hôn
Hôn từ giã gọi là từ hôn
Rình rình hôn lén 1 cái gọi là hôn thầm
Tính hôn người mà hôn trúng mẹ người gọi là hôn má
Vừa hôn vừa ngửi gọi là hôn hít
Hôn có giấy phép gọi là hôn lễ
Hôn cuốn sách gọi là hôn thư
Thích hôn gọi là hôn mê
Hôn anh lính chiến gọi là hôn quân.....

Thần Đồng

Có một chú bé thần đồng
Mới tròn sáu tuổi hanh thông mọi điều
Kiến thức khoa học cực siêu
Thông minh sáng dạ rất nhiều thứ hay
Nhà trường quyết định thế này
Đích thân hiệu trưởng ra tay kiểm hàng
Nếu đúng là khách hạng sang
Thăng liền mấy lớp cả làng cùng vui
Toán, văn tất cả đủ rùi
Kiến thức xã hội ngọt bùi chơi không
Thằng bé vốn trí thần đồng
Chơi hay như vậy ai không bao giờ
Hiệu trưởng nháy mắt cho cô
Tới phiên cô hỏi tôi chờ xem sao
Bắt đầu cô mở màn chào
Một câu cực dễ thế nào cũng ngon:
"Càng lớn càng nhỏ là con?" (Con gì càng lớn càng nhỏ?)
Ông thầy hiệu trưởng hết hồn chịu thua
"Thưa cô, chính nó con cua
Mẹ em đi chợ vẫn mua nó mà"
Cô hỏi em tiếp nữa nha:
"Trong quần em có, cô là lại không
Thầy đừng có trợn mắt trông
Lắng nghe xem nó thần đồng nói chi."
Ông thầy mặt xanh như di
Thằng bé đủng đỉnh "dạ hai túi quần"
Tiếp tục cô hỏi đến chân
"Chân cô hai cái, giữa là cái chi"
Thầy kia mặt tái như chì
Phát này thì chết, thì đi chứ còn
Nhưng thầy thua đứa trẻ con
"Giữa chân, đầu gối tròn tròn của cô"
Tiếp tục cô nói bô bô
"Ông thầy hiệu trưởng rất tồ phải không
Bây giờ cô hỏi đến lông
Câu này cực khó thầy trông đây này
Đàn bà mái tóc rất dày
Môi son, mắt biếc đỏ hây má hồng
Nhưng mà đố bé thần đồng
Ở đâu lại có lông xoăn nhất nào?"
Hiệu trưởng chẳng biết làm sao
Run như cầy sấy thều thào thảm thương
Thằng bé thì chẳng vấn vương
Trả lời một phát là "phường Phi châu"
Cô giáo tiếp tục hỏi ngầu:
"Bây giờ em nói ở đâu trong người...
Của cô ẩm ướt cả đời?"
Hiệu trưởng nghe thấy héo tươi móc mồm
Thằng bé vẫn cứ ôn tồn
"Cái mà cô hỏi trong mồm đấy thôi
Lưỡi cô ẩm ướt cả đời"
Mọi người nghe thấy cùng cười ầm lên
Đúng là thằng bé rất hên
Câu nào cũng đúng chẳng rên như thầy
Hiệu trưởng vội vã xua tay
Em thông minh quá, đến thầy cũng thua
Cô hỏi từ nãy tới giờ
Bao nhiêu câu hỏi, thầy sai bét nhè
Bây chừ thầy mới nhắn nhe
Em thông minh lắm vào liền cấp hai.
Tớ Với Cậu

Con Gái:
Tớ với cậu mến nhau trên tình bạn
Chẳng bao giờ và sẽ mãi không yêu
Vấn sánh vai sóng bước những buổi chiều
Tâm sự về buồn vui mỗi đứa
Có những lúc cậu mỉm cười nhìn tớ
Phút chạnh lòng tớ trấn tĩnh được ngay
Giữ tim mình trong trẻo thơ ngây
Để nén lại những phút giây xao xuyến
Để tình bạn thiêng liêng quyến luyến
Đẹp hơn nhiều khi hai đứa yêu nhau

 
Con Trai:
Tớ với cậu quen nhau bằng tình bạn
"Cảm" một lần và mãi mãi thành yêu
Nó bắt đầu - lãng mạn một buổi chiều
Đang tâm sự về buồn vui mỗi đứa
Đúng lúc ấy cậu mỉm cười nhìn tớ
Phút chạnh lòng sao trấn tĩnh được ngay
Trái tim còn bao trong trẻo thơ ngây
Chợt rộn ràng trong phút giây xao xuyến
Chuyển tình bạn thành yêu thương quyến luyến
Nó bỗng đẹp hơn nhiều khi hai đứa yêu nhau


Thơ Vui

Ngày xưa ở xứ Khoai Lang
Có nàng công chúa mịn màng Khoai Tây
Anh hùng bao kẻ mê say
Dù cho nàng có đêm ngày "tỏa hương"
Vua cha liệu tính trăm đường
Thôi đành kén rể cho nường có đôi
Yết thị dán khắp mọi nơi
Ai mà bủm giỏi xin mời dự thi
Chẳng đo tài trí làm gì
Chỉ đo lượng khí thoát ra trong lòng....

Xa xa ở xứ Mông Sờ
Có chàng trai trẻ,bút dờ găn đao (PutTheGunDown)
Đẹp trai từa tựa siêu sao
Có tài bủm khẽ,đổ nhào vạn quân
Tiếng thơm nô nức xa gần
Nhưng chàng vẫn cứ độc thân giữa đời
Biết tin,sung sướng rụng rời
Vừa bủm vừa chạy,thả rơi vài hòn(???)
Tư trang xếp lại cho tròn
Chàng vượt trăm núi,ngàn non tìm về...

Anh tài tụ tập nơi nơi
Khéo đái một bãi thì trôi kinh thành
Màu da đủ trắng, vàng,xanh
Một mùi ngan ngát ngỡ ngàng mọi nơi
Thịt cá thì chỉ ăn chơi
Tất cả chủ yếu là xơi khoai mì
Trong lòng mơ mộng có khi
Sánh cùng công chúa,còn gì vui hơn...

Đức vua đánh một tiếng cồng
Anh hùng thót bụng,khí xông tới trời
Tiếc là bao kẻ đứt hơi
Tiếng bủm khe khẽ như lời nỉ non
Có kẻ bủm cả ra ..hòn
Có người ngơ ngác,mỏi mòn chẳng ra
Công chúa buồn bã hỏi cha :
"Kiếp này con chịu lỡ làng rồi sao?"
Đến lượt bút dờ găn đao
Hai chân dang rộng,tiến vào cuộc thi
Khuôn mặt có chút lầm lì
(Vừa xơi một tạ khoai mì,khoai lang)
Chàng thả tiếng Bủm rền vang
Ngọc Hoàng hốt hoảng,vội vàng làm mưa
Chó,gà tan tác búa xua
Kinh thành hoảng loạn như vừa nổ bom
Tiếng Bủm khi bổng,lúc trầm
Nghe như tiếng sáo âm thầm đêm xuân
Công chúa lộ vẻ..đần đần
Vội vàng bước xuống,góp phần họa ca
Thỏ thẻ nói với vua cha :
"Chàng này xứng đáng được là chồng con!"

Kinh thành náo nhiệt tưng bừng
Dân chúng bịt mũi chúc mừng nhân duyên
Trai anh hùng,gái thuyền quyên
Câu chuyện còn mãi lưu truyền thế gian
Có chàng bủm thối kinh hoàng
Trở thành phò (mã) xứ Khoai Lang,Khoai Mỳ!!!

 
Ta đây ở xứ khoai mì
Là thân công chúa khoan mỳ khoai lang
Phò mã thả sức bủm vang
Thiệt là oai vệ sánh ngang cùng nàng

Đất nước công chúa khoai lang
Chọn được rể quá chẳng màng tiếc chi
Công chúa moon tat cười khì
Đêm đêm hưởng phúc xuân thì thả phanh

Vợ chồng bủm suốt năm canh
Hoàng cung nghiêng ngã tanh bành còn đâu
Hoàn thượng đành tính kế mau
Vợ chồng Moon tat cùng nhau lên rừng

Trồng khoai rùi bủm vang lừng
Non xanh nước biếc hổng chừng vui hơn
Thói đời roài cũng đến cơn
Phò mã đuối sức ngậm hờn núi non

Cố rặn văng mất hai hòn
Moon-tat công chúa mõi mòn thân hoa
rưng rưng hai mắt lệ nhòa
Phò mã giờ "liệt" reo hò làm sao

Tính toán chưa biết cách nào
Thôi thì kén tiếp anh hào khắp nơi
Tửng huynh luyện tập xả hơi
Mười thành đã đạt bủm thời nổ vang

Quyết chí duyên sánh cùng nàng
Lê chân cất bước hai hàng tới nơi
Rặn vang phát bủm tơi bời
Công chúa khoái chít kêu trời chích ghê

Một phát nghe cũng đủ phê
Truyền sai quân lính rước về phủ ngay
Hình hục cùng bủm suốt ngày
Đẹp duyên đôi lứa nơi này thúi um....:



Hiểu lầm

Có một bà vợ trẻ , khi thấy chồng mình về đến nhà bà ta chạy ra đón hớn hở khoe :
- Anh ơi , em vừa "trễ" một tháng , có lẽ mình sắp có em bé đó anh yêu à !
Người chồng lấy làm vui sướng , sáng hôm sau có một người đàn ông thu tiền điện nước đến nhà bà vợ và nói rằng :
- Thưa bà , bà vừa trễ một tháng !
Người đàn bà gào lên :
- Làm sao các ông biết điều này , điều này chỉ mỗi chồng tôi biết cơ mà ?
Người đàn ông đáp :
- Thưa bà , chúng tôi đã ghi trong hồ sơ cả rồi
Bà ta suy nghĩ một hồi rồi nói :
- Tôi sẽ hỏi chồng tôi , các ông về di !
Sáng hôm sau , ông chồng lên công ty điện lực và quát tháo rằng :
- Ai cho phép các ông lập biên bản vợ tôi , chuyện "trễ " hay không thì có liên quan gì đến các ông ?
Người tổng giám đốc trả lời :
- Sao lai không thưa ông ? Ông buộc phải đóng tiền vì việc này !
Nghĩ rằng mình bị tống tiền , người đàn ông gân cổ lên :
- Nếu tôi không đóng thì sao ?
- Thì chúng tôi buộc lòng phải "cắt " thôi
- Thế ... thế ... các ông cắt rồi thì vợ tôi sẽ ra sao ?
- Bảo cô ta xài đỡ một cây nến vậy

Vợ và bồ

Bồ là phở nóng tuyệt vời
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu.
Bồ là nơi tỏ lời yêu
Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình.
Bồ là rượu ngọt trong bình
Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo.
Nhìn bồ đôi mắt trong veo
Trông vợ đôi mắt trong veo gườm gườm.
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang
Bồ giỗi thì phải xuống thang
Vợ giận bị mắng, bị phang thêm liền
Một khi túi hãy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh
Một mai hết sạch sành sanh
Bồ đi vợ lại đón anh về nhà
Bồ là lều, vợ là nhà
Gió lớn, lều sụp, mái nhà còn kia
Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản thằng cha láng giềng...

老外翻譯的 (三字經)

人之初:At the beginning of life,

性本善: Sex is good..

性相近: Basically, all the sex are same.

習相遠: But it depends on how you do it.

苟不教: If you do not practice all the time,

性乃遷: Sex will leave you.

教之道: The way of learning it

貴以專: It is very important to make love with only one person.

昔孟母: Once a great mother, Mrs Meng

擇鄰處: Choose her neighbor to avoid bad sex influence.

子不學: If you don't study hard,

斷機杼: Your dick will become useless.

竇燕山: Dou, the Famous,

有義方: Owned a very effective exciting medicine.

教五子: All his five sons took it.

名俱揚: And their sexual ability were well-known.

養不教: If your children don't know how to do it,

父之過: It is all your fault.

教不嚴: If they had lots of problems with it,

師之惰: Their teacher must be too lazy to tell them details on sex.

子不學: You may refuse to study this,

非所宜: But that is a real mistake.

幼不學: If you don't learn it in childhood,

老何為: You will lose your ability when aged.

玉不琢: If you don't exercise your dick,

不成器: It won't become hard and strong.

人不學: If you don't learn sex,

不知義: You can by no means enjoy its sweetness.

Kén Chồng

Chồng Tây kịch kởm như voi
Đêm lăn đè trúng chắc lòi phèo luôn
Chồng Tào ăn mãi nước tương
Đứng gần nồng nặc mùi hương xì dầu

Chồng Lào mê được chổ nào
Nhỏ con, èo uột, xanh xao, gầy còm
Chồng Phi Châu chúng đen ngòm
Tối về cúp điện cố dòm không ra

Chồng Mỹ dâm đảng lắm nha
Nếu không khéo giữ chắc là teng beng
Chồng Đài Loan có máu ghen
Léng phéng nó biết sớm lên bàn thờ

Dại dột lấy Mễ Tây Cơ
Thân vàng, vóc ngọc, khỉ mò tan hoang
Chồng Ấn Độ tất làm tàng
Khoe khoang bằng cấp, còn đòi hồi môn

Chồng Anh đẹp mã to con
Tỷ số đồng tính hết hồn đó nghe
Chồng Nhật cặp mắt hí nè
Dã man số một ai nghe chạy dài

Lấy chồng Hàn Quốc đẹp trai
Cứ lấy rồi biết, bị đày khổ thân
Chồng Úc chỉ thích uống ăn
Khoảng gần ba chục, bụng bằng cái lu

Chồng Ý có đứa vào tù
Vẫn buôn thuốc phiện cũng như bên ngoài
Chồng Do Thái rất đa tài
Nhưng mà bủn xỉn chẳng ai sánh bằng

Lấy anh chồng Việt chắc ăn
Ngày cày hai job, đêm lăn ngủ khò
Vợ con đầy đủ ấm no
Nhà sang, xe đẹp, đủ trò kém ai
Muốn cho hạnh phúc lâu dài
Đừng bao giờ thả các Ngài về quê
Mấy nàng bên ấy thật phê
Trẻ già, xấu đẹp, chẵng hề chê bai
Các Ông lại thích bà hai
Bà nhà "củ kỷ" còn "xài" được chi

Luận về con công

- Con công chết thì gọi là CÔNG TỬ
- Con công màu vàng là CỘNG NGHỆ
- Công ở bên Tây là CÔNG PHÁP
- Con công ở bên Đức gọi là CÔNG ĐỨC
- Con công ở xứ Phù Tang là CÔNG NHẬT
- Con công ở Ấn Độ là CÔNG ẤN
- Con công ngoài Huế gọi là CÔNG TẰNG
- Con công ở Bạc Liêu là CÔNG TỬ BẠC LIÊU
- Công theo cộng sản gọi là CÔNG CỘNG
- Nguyên một bầy công thì gọi là CÔNG ĐOÀN
- Bầy công đi thành hàng một thì gọi là CÔNG VOA
- Chỗ bầy công picnic gọi là CÔNG VIÊN
- Con công bỏ đi xa bầy đó là CÔNG XA


- Con công lành lặn, không bị rớt cọng lông nào, gọi là CÔNG NGUYÊN
- Con công không làm quan, làm tướng, thì gọi là CÔNG DÂN
- Chỗ làm việc của con công gọi là CÔNG SỞ
- Con công làm cảnh sát thì gọi là CÔNG LỰC
- Con công thuộc giới lao động gọi là CÔNG PHU
- Con công nào ho hen ốm yếu gọi là CÔNG LAO
- Loài công thích chơi đồ xịn thì gọi là CÔNG HIỆU
- Loài công hay nghinh nghinh cái mặt gọi là CÔNG NGHÊNH
- Loài công thích đánh lộn gọi là CÔNG KÍCH
- Loài công không biết chối gọi là loài CÔNG NHẬN
- Cái váy của con công gọi là CÔNG KHỐ
- Loài công hay đưa tin thất thiệt gọi là CÔNG ĐỒN
- Con công liến khỉ gọi là CÔNG HẦU
- Con công thi đậu hạng nhất gọi là CÔNG TRẠNG
- Loài công ham được tiếng tăm gọi là CÔNG DANH
- Cái của con công ị ra gọi là CÔNG PHẪN
- Con công đái dầm thường bị chê là CÔNG KHAI
- Con công bị thiến gọi là... CÔNG CÔNG
- Con công mà không ngủ gọi là CÔNG THỨC
- Con công nào không thức thì nó làm gì? CÔNG PHÁ
- Con công vặn đèn gọi là CÔNG ĐIỆN
- Con công làm sếp gọi là CÔNG CHÚA
- Con công nuôi ở chùa gọi là CÔNG CHÙA
- Con công đi lính gọi là CÔNG BINH
- Con công thích lên làm người gọi là CÔNG NHÂN
- Con công chịu khó gọi là CÔNG VIỆC
- Nơi công ở gọi là CÔNG CỐC
- Bị chôm crediot cũng gọi là CÔNG CỐC
- Công treo tòn ten trên nhánh cây là CÔNG QUẢ
- Con công an phân là CÔNG AN
- Con Công dựa vào con khác để đứng gọi là CÔNG NƯƠNG
- Con Công ra đứng giữa đường gọi là CÔNG LỘ
- Con công lạc vào trường học gọi là CÔNG TRƯỜNG
- Con công đầu đàn là THỦ CÔNG
- Con công có chức phận gọi là CÔNG CHỨC
- Con công thông minh gọi là CÔNG MINH
- Con công không bị lai gọi là CÔNG CHÍNH
- Con Công hì hục làm "nhiệm vụ" gọi là CÔNG SUẤT
- Con công gáy gọi là CÔNG TÁC
- Con công biết thưa biết trình gọi là CÔNG TRÌNH
- Con công cha gọi là CÔNG BỐ
- Con công thích lý sự gọi là CÔNG LÝ
- Con công thích viết báo gôi là CÔNG LUẬN
- Con công thích thưa gửi gọi là CÔNG MÔN
- Con công cha gọi là CÔNG BỐ
- Con công thương nhau gọi là CÔNG THƯƠNG
- Công ăn lạp xưởng là CÔNG XƯỞNG
- Công cao niên là CÔNG CỤ
- Công đi ở đợ cho công khác là CÔNG BỘC
- Công làm việc trong Ty là CÔNG TY
- Con công không thích làm Phó hay Phụ Tá gọi là con CÔNG CHÁNH
- Con công thích mơ mộng gọi là CÔNG ƯỚC
- Con công làm việc phòng nhì gọi là CÔNG MẬT
- Con công bị cụt đuôi gọi là CÔNG BẰNG
- Con công chạy lung tung gọi là CỜ LÔNG CÔNG
- Con công đang "dạp mái' gọi là CÔNG KÊNH
- Con công ích kỷ gọi là CÔNG ÍCH
- Con công thích chỉ tay 5 ngón là CÔNG LỆNH
- Con công đứng đái đường gọi là CÔNG XÚC TU SỈ
- Con công đứng đái đường cũng gọi là CÔNG KHAI
- Con công thích nhảy múa gọi là VŨ CÔNG
- Con công thích âm nhạc gọi là NHẠC CÔNG
- Con công nhiều nghề gọi là SĨ NÔNG CÔNG THƯƠNG

Học tiếng anh bằng thơ

LONG dài , SHORT ngn, TALL cao
HERE đây, THERE đó, WHICH nào, WHERE đâu
SENTENCE có nghĩa là câu
LESSON bài h
c ,RAINBOW c
u vòng
HUSBAND là đ
c ôn g ch
ng
DADDY cha b
, PLEASE DON'T xin đ
ng
DARLING ti
ếng g
i em cưng
MERRY vui thích cái s
ng là HORN
Rách r
i xài đch
TORN
TO SING là hát A SONG mt bài
Nói sai s
th
t TO LIE
GO đi, COME đ
ế
n, mt vài là SOME
Đ
ng STAND, LOOK ngó, LIE n
m
FIVE năm, FOUR b
n, HOLD c
m, PLAY chơi
ONE LIFE là mt cuc đ
i
HAPPY sung sướng, LAUGH cười, CRY kêu
LOVER đích th
c người yêu
CHARMING duyên dáng, m
mi
u GRACEFUL
M
t trăng là ch
THE MOON
WORLD là th
ế gii , sm SOON, LAKE h
Dao KNIFE, SPOON mung, cuc HOE
Đêm NIGHT, DARK t
i, khng l
là GIANT
GAY vui, DIE ch
ết, NEAR g
n
SORRY xin l
i , DULL đ
n, WISE khôn
BURY có nghĩa là chôn
OUR SOULS t
m dch linh h
n chúng ta
Xe hơi du l
ch là CAR
SIR ngài, LORD đ
c, thưa bà MADAM
THOUSAND là đúng mười trăm
Ngày DAY , tu
n WEEK, YEAR năm, HOUR gi
WAIT THERE đng đó đi chNIGHTMARE ác mng, DREAM mơ , PRAY cu
Tr
ra EXCEPT, DEEP sâu
DAUGHTER con gái, BRIDGE c
u, POND ao
ENTER t
m d
ch đi vào
Thêm FOR tham d
lnào l
i sai
SHOULDER c
d
ch là vai
WRITER văn sĩ, cái đài RADIO
A BOWL là mt cái tô
Ch
TEAR nước mt ,TOMB m
MISS cô
May khâu dùng t
m ch
SEW
K
thù dch đi là FOE chng l
m
SHELTER t
m dch là h
m
Ch
SHOUT la hét, nói th
m WHISPER
WHAT TIME là h
i my gi
CLEAR trong, CLEAN sch, mmlà DIM
G
p ông ta d
ch SEE HIM
SWIM bơi ,WADE li, DROWN chìm ch
ế
t trôi
MOUNTAIN là núi, HILL đ
i
VALLEY thung lũng, cây s
i OAK TREE
Ti
n xin đóng h
c SCHOOL FEE
Cho tôi dùng ch
GIVE ME chng l
m.
TO STEAL t
m dch cm nh
m
T
y chay BOYCOTT, gia c
m POULTRY
CATTLE gia súc , ong BEE
SOMETHING TO EAT chút gì đ
ể ă
n
LIP môi, TONGUE lưỡi , TEETH răng
EXAM thi c
, cái bng LICENS