Phong bì ngày đầu tiên | ||
Bưu thiếp cực đại | ||
Dấu ngày đầu tiên | ||
Dấu 1019_1 : Thừa Thiên - Huế | ||
Dấu 1019_2 : Hà Nội |
Khác | ||
Phong bì ngày đầu tiên | ||
Bưu thiếp cực đại | ||
Dấu ngày đầu tiên | ||
Dấu 1019_1 : Thừa Thiên - Huế | ||
Dấu 1019_2 : Hà Nội |
Khác | ||
Phong bì ngày đầu tiên | ||
Bưu thiếp cực đại | ||
Dấu ngày đầu tiên | ||
Khác | ||
"Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này". Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? Tất cả câu hỏi trên đều có thể giải đáp được, ngoại trừ câu hỏi cuối cùng vì nó sẽ được trả lời bởi chính các bạn, những con người của dân tộc Việt Nam.
Bài viết dưới đây được lấy từ blog của tác giả Thanh Hằng trên mạng My Space. Nó được lược dịch từ luận án của một tiến sĩ nước ngoài với tiêu đề gốc là "Why Jews Are Intelligent" [1] (tạm dịch là "Vì sao người Do Thái thông minh"). Bài viết rất hay và có ý nghĩa nhưng chỉ có điều do được đăng ở một blog nên tính phổ biến không cao. Tôi xin phép đăng bài viết ở đây với hi vọng bài viết này sẽ đến được với nhiều người Việt Nam hơn. Trước hết xin được cung cấp một số thông tin tìm hiểu được về IQ của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên cứu về giáo dục và tâm lý tin rằng IQ TB của người Do Thái vào khoảng từ 107,5 đến 115 (sd15). Để so sánh thì IQ TB của thế giới là 100 và IQ của người Việt Nam (theo một khảo sát) là 94. Cách biệt sẽ không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này.Mọi thứ sẽ trở nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ "thiên tài" (IQ>=140 - cũng là mức yêu cầu củaVNHIQ) trong số dân. Với IQ TB của dân số là 94 thì tỉ lệ "thiên tài" sẽ là 1/924 hay 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ TB là 100. Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này sẽ lên tới 2,3% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài) Sau đây là bài dịch của tác giả Thanh Hằng: "Bài này tôi lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn, nhân dịp nghe chuyện người Do Thái và vì thầy hướng dẫn hiện tại của tôi là một Giáo sư người Do Thái ở Anh có tên tuổi khiến tôi đi hêt từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.Để mở đầu, xin được trích dẫn rằng, dân số Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng xấp xỉ 13 triệu người (tức là khoảng 0.21% dân số thế giới - số liệu năm 2000), tức là cứ 470 người thì có 1 người Do Thái. Vậy nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài ngưởi chỉ do 0.21% dân số đảm nhiệm.Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx, Otto Frisch, .v.v. đều là người Do Thái.Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống.Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị cộng sản ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học ĐH Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao.
Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác).Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác.Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ. Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.’ Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân, chà là cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá.Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân.Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường.Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở Đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não.Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái ...Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Để so sánh , tôi có thể nhận thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn sung, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biết nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis là của khoa kinh doanh và thời trang của trường ĐH Israel.Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp?Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người DT sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất này.Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa. Trong chuyến thăm của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel, việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường ĐH của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan. Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn có thể đếm được số trường ĐH của họ, những gì họ sản xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì sao họ khó có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có phải là do việc hút thuốc? Bạn hãy tự suy nghĩ nhé.Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị săn đuổi từ thời Paraoh cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về chính trị và sự tồn vong. Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái? Câu trả lời có thể ở dạng khằng định đó là chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài luận 5 trang về đề tài ‘Vì sao tôi thích cà chua?’. Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
Bổ sung: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa 'sỹ, nông, công, thương' của VN và Châu Á). Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tài phiệt người Do Thái."
st
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
|
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định. Tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc, và 106,00 đến 106,21 kinh
độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện
là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc
giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là
biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng thị trấn Thịnh Long. Hải Hậu nối với tỉnh lỵ Nam Định bằng Quốc lộ 21 dài 36 km.
Hệ thống giao thông đường bộ huyết mạch của huyện Hải Hậu gồm: Quốc lộ 21 qua 3 thị trấn là Yên Định, Cồn và Thịnh Long;
đường 56 (đê Hồng Đức) từ cầu Hà Lạn (xã Hải Phúc) qua thị trấn Yên
Định tới cầu Ninh Cường (sang thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hưng) và
đường An-Đông (được xây dựng từ năm 2007). Đến nay, Hải Hậu có hệ thống đường nhựa, đường bê tông liên xã, liên thôn nối từ huyện lỵ về khắp các xã, thôn, xóm.
Về
đường thủy: Ngoài cảng Thịnh Long và cửa biển Văn Lý, còn có sông Ninh
Cơ. Tầu trọng tải 2.000 tấn từ cửa Lác Giang chạy lên cập cảng Nam Định,
lên cảng Hà Nội cũng rất thuận tiện. Cũng từ sông Ninh, Hải Hậu có Âu
Múc và nhiều cửa cống để tàu, thuyền, bè thuận tiện đi lại.
Diện tích tự nhiên 226km2, dân số hiện nay 294.216 người (thời điểm năm 2009), được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2. Trong đó đồng bào Công giáo khoảng trên 40% và khoảng 60% có tín ngưỡng Phật giáo.
I. Thời kỳ từ năm 1485 đến năm 1511:
Theo Địa chí Nam Định và các tài liệu (sách, văn bia, phả ký…) còn lưu trữ ở Hải Hậu
thì vào khoảng năm 1485-1486, Tứ Tổ Quần Anh bắt đầu khai khẩn vùng bãi
bồi Lạch Lác. Buổi đầu lập đất Phú Cường- ấp đầu tiên của Quần Anh và
cũng là ấp đầu tiên của Hải Hậu (nay là xóm 6 xã Hải Trung). Từ ấp Phú
Cường mở mang thành Quần Cường ấp. Tứ
Tổ chia Quần Cường Ấp làm "Nội thập giáp, Ngoại tứ thôn". Nội Thập giáp
được chia như sau: "Lấy sông Trung Giang (Sông Giữa) (sông này, nay
phía đông từ chợ xã Hải Trung, phía Tây đến Cầu Ngói xã Hải Anh) làm
trục. Đất hai bờ Nam và Bắc sông Giữa giáp với sông Múc cầu Đông là Giáp
Nhất chuyển dần về phía tây là Giáp Nhì, Giáp Tam, Giáp Tứ, Giáp Ngũ,
Giáp Lục, Giáp Thất, Giáp Bát, Giáp Cửu, Giáp Thập (Cầu Ngói). Bao quanh
10 Giáp là 4 thôn: Đông Cường, Tây Cường còn gọi là An Cường, Trung
Cường, Bắc Cường.
Tứ Tổ lập sổ đinh, sổ điền, tâu xin, năm Lê
Hồng Thuận thứ 3 (1511) được vua Lê Tương Dực (1509-1516) phê chuẩn cho
Quần Cường ấp thăng thành xã Quần Anh. Với địa án Tư Điền Thế Nghiệp.
Mốc giới tứ cận: Đông: Cồn Quay, Cồn Bẹ (nay thuộc xã Hải Thanh và
thôn Xuân Hà xã Hải Đông huyện Hải Hậu); Tây: Núi Lẹ, Thần Phù (nay nằm
ngoài khơi giữa huyện Kim Sơn-Ninh Bình và Nga Sơn-Thanh Hoá). Thần Phù
bấy giờ là cửa bể, thuộc huyện Tam Điệp (trên thực tế chỉ khai khẩn đến
Ninh Cường); Bắc: Giáp Đại Hà (Sông lớn tức sông Ninh Cơ); Nam: Quán Vu Hải Thập Bát Xích Thuỷ Thâm (phía Nam vươn ra biển ở độ sâu 18 sải nước).
Từ
đây Quần Anh mới có tên trong bản tịch quốc gia, thuộc tổng Thần Lộ,
sau thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam.
II. Thời kỳ từ năm 1512-1804:
Đây là thời kỳ khai khẩn từ phía Nam
đê Hồng Đức (đường 56) xuống đến đê Tiền Cồn (đường 50), phân chia ra
một số thôn, giáp, ấp để thành lập thêm một số xã, thôn, ấp mới.
Chia đất 4 thôn: Thôn Bắc Cường gồm: Đầm Cát (sau thành xã Hùng Mỹ, thôn Phạm Rỵ xã Trung Hòa, xã An Ninh); Thôn Phạm Pháo; Xã Cát Thượng (sau xã Cát Thượng hợp vào xã Hải Minh và xã Hải Anh); Thôn Trung Cường chia ra phía Đông thành Nam Biên, phía Tây vẫn giữ tên Trung Cường; Thôn Đông Cường chia ra thành Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên (năm 1804 thuộc xã Quần Anh Hạ); Thôn Tây Cường còn gọi là An Cường chia ra đất Cồn Khuôn còn gọi là Cồn Chăn. Sau là Cát Hạ, Cát Trung, Tuân Chử.
Năm 1723 tách đất An Cường đổi làm xã Ninh Cường. Ninh Cường vẫn thuộc tổng Quần Phương. Năm 1888 tách thành tổng Ninh Cường.
Năm 1516, phả ký xã Kim Đê ghi “năm 1516. Tứ tổ Mai, Phạm, Phan, Nguyễn từ Cầu Gai sang nhận đất ở Tây Quần Cường”.
Năm
1804 xã Quần Anh chia làm 3 xã: Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần
Anh Hạ. Xã Quần Anh Thượng gồm 5 giáp: Giáp Lục, Giáp Thất, Giáp Bát,
Giáp Cửu, Giáp Thập, Thôn Trung Cường suốt ra bể; Xã Quần Anh Trung gồm 5
giáp: Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Tam, Giáp Tứ, Giáp Ngũ, thôn Nam Biên
suốt ra bể. Năm 1832 vì hỗn cư, hỗn canh xã Trung lùi mốc giới từ cầu
Phe Năm về cầu Phe Tư; Xã Quần Anh
Hạ gồm Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên suốt ra bể. Lúc này ba xã Quần
Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ, Kim Đê thuộc tổng Kim Giả.
III. Thời kỳ từ năm 1805 đến 27/12/1888 (thời kỳ này mở rộng đất phía Nam đê Tiền Cồn tiến tới thành lập huyện Hải Hậu. Đồng thời phân chia ra hai lý Kim Anh, Lục Anh và Phú Lễ ấp):
Năm 1862, vì kiêng tên húy Triệu Tổ nhà họ Nguyễn là Nguyễn Kim, Kim Đê đổi làm Phương Đê, Kim Anh đổi làm Quỳnh Anh.
Năm
1887, kiêng miếu hiệu vua Tự Đức là Dực Anh, ba xã Quần Anh Thượng,
Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ đổi làm Quần Phương Thượng, Quần Phương
Trung, Quần Phương Hạ, hai lý Quỳnh Anh, Lục Anh đổi làm Quỳnh Phương,
Lục Phương.
Năm
1888, theo sách “Tân Biên Nam Định tỉnh Địa dư chí lược” Tập Thượng
quyển một trang 8, thì “Đồng Khánh năm thứ 3 (1888) lấy xã Ninh Cường,
trại Lác Môn, làng Tân Lác, phường Lác Môn thủy cơ của tổng Quần Phương
để lập ra tổng Ninh Cường thuộc về huyện Chân Ninh. Còn các xã thuộc
tổng Quần Phương và tổng Ninh Nhất cắt về để thành lập huyện Hải Hậu”.
Theo Quyết định của Nha kinh lược Bắc Kỳ, ngày 27/12/1888 huyện Hải Hậu được thành lập gồm 4 tổng (28 xã, lý, ấp). Huyện lỵ đặt tại thôn Đông Cường xã Quần Phương Hạ tổng Quần Phương. Huyện Hải Hậu thuộc phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định.
- Tổng Quần Phương do Tứ Tính-Cửu Tộc khai khẩn được tách ra từ huyện Chân Ninh (có 7 xã, ấp, lý: Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ, Phương Đê, Phú Lễ Ấp, 2 lý Quỳnh Phương, Lục Phương).
- Tổng Kiên Trung do các Tổ Mai- Phạm- Lê- Nguyễn khai khẩn, được tách ra từ huyện Giao Thủy (gồm
7 xã phía Nam huyện Giao Thủy (huyện Xuân Trường ngày nay): xã Lạc Nam,
Kiên Trung, Trà Trung, Trà Hạ, Hội Khê Nam, Hà Quang và Hà Lạn của hai
tổng Kiên Lao và Cát Xuyên hợp thành).
- Tổng Ninh Nhất do Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức khai khẩn, được tách ra từ huyện Chân Ninh (1889
đổi Trực Ninh) (gồm Cửu An, Nhất Phúc (9 làng An, 1 làng Phúc): An Lạc,
An Phong, An Phú, An Lễ, An Nghiệp, An Nhân, An Đạo, An Trạch, An Nghĩa
và Phúc Hải).
- Tổng Tân Khai do Dinh điền sứ Đỗ Tông Phát quê tổng Quần Phương tổ chức khai khẩn, là tổng mới thành lập (có 4 lý: Hòa Định, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính).
Huyện Hải Hậu từ ngày 27/12/1888 đến năm 1895: có 6 tổng gồm 43 xã, lý, ấp
(Tổng Quần Phương có 5 xã; Tổng Kiên Trung có 7 xã, lý, ấp; Tổng Ninh
Nhất có 10 xã, lý, ấp; Tổng Tân Khai có 4 xã, lý, ấp; Tổng Quế Hải có 6
xã, lý, ấp; Tổng Ninh Mỹ có 11 xã, lý, ấp).
- Tổng Quần Phương: Năm
1889, ba xã Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ thuộc
tổng Quần Phương, mỗi xã cắt 1.000 mẫu ruộng đất, 100 chính đinh để
thành lập 3 trại: Quần Phương Thượng trại, Quần Phương Trung trại, Quần
Phương Hạ trại.
- Năm 1890, huyện Hải Hậu lập tổng Ninh Mỹ: Năm
1890, cắt 11 xã, lý, ấp, trại của tổng Quần Phương để thành lập tổng
Ninh Mỹ (gồm các xã, lý, ấp sau: Quần Phương Thượng trại; Quần Phương
Trung trại; Quần Phương Hạ trại, hai lý; Quỳnh Phương; Lục Phương; Xã
Ninh Mỹ; Ninh Cường trại; Phú Văn Lý; Phú Văn Nam; Phú Văn Quý; Phú Lễ
Ấp).
- Các tổng Kiên Trung, Ninh Nhất, Tân Khai vẫn giữ nguyên.
- Tổng Quế Hải-do
cụ Nghè Đỗ Tông Phát tổ chức khai khẩn, thành lập năm 1895 gồm 6 xã:
Trung Phương, Thanh Trà, Trùng Quang, Liên Phú, Quế Phương, Doanh Châu
và 1 ấp.
IV. Huyện Hải Hậu từ 1896 đến tháng 8/1945 (có 61 xã, thôn, ấp, lý):
- Tổng Quần Phương (có 11 xã, thôn):
Quần Phương Thượng, Quần Phương Đông, Tả Hữu Giáo Giáp. Tứ Trùng Nam
thôn, Quần Phương Trung, Quần Phương Nam, Trung Thôn, Quần Phương Hạ,
Nam Thôn, Phương Đê xã Giáp Thất Phương Đê.
Xã
Quần Phương Thượng: Năm 1893 tách ra lập Tả, Hữu giáo giáp, năm
1916-1925 mới thành tên giáp. Năm 1900 tách ra lập thôn Quần Phương
Đông. Năm 1909 thành xã Quần Phương Đông. Năm 1917 tách ra lập Tứ Trùng
Nam Thôn. Năm 1919 mới thành tên thôn.
Xã Quần Phương Trung: Năm 1920 tách ra lập thôn Quần Phương Nam. Năm 1921 thành xã Quần Phương Nam, đồng thời thành lập Trung thôn.
Xã Quần Phương Hạ: Năm 1898 tách ra lập Nam Thôn.
Xã Phương Đê: đầu thế kỷ 20 tách ra lập xã Giáp Thất Phương Đê.
- Tổng Kiên Trung (có 10 xã, thôn): Lạc Nam, Kiên Trung, Trà Trung, Trà Hạ, Hội Khê Nam, Hà Quang, Hà Lạn, Hà Nam, Thanh Quang, Phú Hải.
Tách ra thành lập xã Hà Nam, Thanh Quang. Thời Nguyễn Duy Tân (1907-1915) khai khẩn được thôn Phú Hải sáp nhập vào tổng Kiên Trung.
- Tổng Ninh Nhất (có Cửu An, Nhất Phúc): An Lạc, An Phong, An Phú, An Lễ, An Nghiệp, An Nhân, An Đạo, An Trạch, An Nghĩa và Phúc Hải.
- Tổng Tân Khai (có 5 xã, thôn): Hòa Định, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính, Xương Điền.
Khoảng năm 1920 thành lập xã Xương Điền, sáp nhập vào tổng Tân Khai.
- Tổng Ninh Mỹ (có 17 xã, thôn, lý, ấp trại):
Quần Phương Thượng trại, Quần Phương Trung trại, Quần Phương Hạ trại,
Quỳnh Phương, Lục Phương, Ninh Mỹ, Ninh Cường trại, Phú Văn Lý, Phú Văn
Nam, Phú Văn Quý, Phú Lễ Ấp, Xuân Thủy, Xuân An, Xuân Đài, Cồn Tròn,
Hoàng Hải, Thịnh Long.
Thời
Khải Định (1907-1925) khai khẩn thêm xã: Xuân An, Xuân Thủy, Xuân Đài,
Cồn Tròn, Hoàng Hải, sau đó khai khẩn được khu Nam Cồn, Long Châu lập
thành xã Thịnh Long.
- Tổng Quế Hải (có 8 xã): Trung Phương, Thanh Trà, Trùng Quang, Liên Phú, Quế Phương, Doanh Châu, Hải Nhuận, Xuân Hà.
Năm
1896 khai khẩn được xã Hải Nhuận. Khoảng năm 1920 lập được ấp Xuân Hà
đều sáp nhập vào tổng Quế Hải. Năm 1924 lập xóm Đồng Mới Kiên Trung, sau
là xóm An Hóa, nay thuộc xã Hải Đông.
Năm 1937 huyện Hải Hậu thăng lên cấp Phủ-Hải Hậu.
Ngày 21/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền nhân dân được thành lập Phủ Hải Hậu đổi lại thành huyện Hải Hậu, thuộc tỉnh Nam Định.
Địa giới và danh hiệu các xã trong huyện chỉ thay đổi tách khu giáp giới Tang Điền và Văn Lý lập xã Tang Văn.
VI. Năm 1948 huyện quyết định hợp các xã nhỏ thành xã lớn, bỏ ranh giới 6 tổng chia thành 4 khu (18 xã):
- Khu I gồm 11 thôn, xã của tổng Quần Phương hợp lại thành 4 xã mới:
1-Các xã Quần Phương Thượng, Quần Phương Đông, Thôn Tả Hữu, Tứ Trùng Nam thôn hợp lại lấy tên là xã Quần Anh.
2-Các xã Quần Phương Trung, Quần Phương Nam, Trung Thôn hợp lại thành xã Trung Nam.
3-Các xã Quần Phương Hạ, Nam Thôn hợp lại thành xã Quần Phương.
4-Các xã Phương Đê, Giáp Thất Phương Đê hợp lại thành xã Minh Khai.
- Khu II gồm 10 thôn xã của tổng Kiên Trung và xã Hải Nhuận của tổng Quế Hải hợp lại thành 4 xã mới như sau:
1-Các xã Kiên Trung, Lạc Nam hợp lại thành xã Phan Chu Trinh.
2-Các xã Hội Khê Nam, Trà Trung hợp lại thành xã Hải Nam.
3-Các xã Hà Lạn, Phú Hải, Hải Nhuận hợp lại thành xã Hưng Đạo.
4-Các xã Trà Hạ, Thanh Quang, Hà Nam, Hà Quang hợp lại thành xã Ái Quốc.
- Khu III có 11 xã gồm 8 xã của tổng Quế Hải và 3 xã của tổng Tân Khai hợp lại thành 3 xã mới như sau:
1-Trung Phương, Thanh Trà, Trùng Quang hợp lại thành xã Quang Trung.
2-Doanh Châu, Xuân Hà, Liên Phú, Quế Phương hợp lại thành xã Xuân Phương.
3-Các xã Hòa Định Văn Lý, Xương Điền hợp lại thành xã Tân Hưng.
- Khu IV gồm 30 xã thôn, lý, ấp: của tổng Ninh Nhất 10; của tổng Ninh Mỹ 17; của tổng Tân Khai 3 hợp lại thành 7 xã mới như sau:
1-Tổng Ninh Nhất 10 xã hợp lại thành 2 xã mới như sau:
Các xã An Nghĩa, An Đạo, An Trạch, An Nhân, An Nghiệp hợp lại thành xã An Ninh.
Các xã An Lễ, An Phong, An Phú, An Lạc, Phúc Hải hợp lại thành xã Phúc An.
2-Tổng Ninh Mỹ có 17 xã, thôn hợp lại thành
Các xã trại: Quần Phương Thượng trại, Quỳnh Phương, Quần Phương Trung trại, Lục Phương hợp lại thành xã Liên Phương.
Các xã Phú Văn Nam, Phú Lễ Ấp, Thịnh Long hợp lại thành xã Hải Châu.
Các xã Ninh Mỹ, Ninh Cường, Phú Văn Lý, Phú Văn Quý hợp lại thành xã Phú Ninh.
Các xã Xuân Thủy, Xuân An, Xuân Đài, Hoàng Hải, Cồn Tròn hợp lại thành xã Liên Tiến.
Các xã: Quần Phương Hạ của tổng Ninh Mỹ và 3 xã, lý (Kiên Chính, Tang Văn, Tang Điền) của tổng Tân Khai hợp lại thành xã Tứ Mỹ.
VII. Thời kỳ địch tạm chiếm (từ 12/1949-05/3/1952) ngụy quyền đổi huyện Hải Hậu thành quận Hải Hậu thuộc tỉnh tự trị Bùi Chu.
VIII. Ngày 23/02/1952 tức trước ngụy quyền tan rã 14 ngày, Chính quyền ta vẫn giữ nguyên tên huyện Hải Hậu.
Huyện quyết định chia 3 xã thành 6 xã: xã Quần Anh chia thành 2 xã:
Quần Anh và Phương Anh; xã Trung Nam chia ra 2 xã Trần Phú và Hoàng Nam,
xã Quần Phương chia ra 2 xã Quần Phương và Tân Anh. Đến lúc này huyện Hải Hậu có 21 xã.
Ngày 15/10/1952
Thủ tướng chính phủ ra Nghị quyết số 224/TTg đổi tên 19/21 xã (2 xã Hải
Nam và Hải Châu không đổi tên mới) thành 30 xã. Tất cả các xã trong
huyện Hải Hậu đều lấy chữ “Hải” trên đầu cụ thể như sau: xã Quần Anh
thành xã Hải Anh; xã Phương Anh thành xã Hải Đường; xã Trần Phú thành xã
Hải Trung; xã Hoàng Nam thành xã Hải Long; xã Quần Phương thành xã Hải
Phương; xã Tân Anh thành xã Hải Tân; xã Minh Khai thành xã Hải Minh.
Xã Hưng Đạo thành xã Hải Phúc và xã Hải Lộc.
Xã Phan Chu Trinh thành xã Hải Vân, xã Hải Hưng và xã Hải Thắng.
Xã Ái Quốc thành xã Hải Thanh và xã Hải Hà.
Xã Quang Trung thành xã Hải Quang.
Xã Xuân Phương thành 2 xã Hải Đông và Hải Tây.
Xã Tân Hưng thành xã Hải Lý.
Xã Tứ Mỹ thành xã Hải Triều.
Xã Liên Phương thành 2 xã Hải Phú và Hải Cường.
Xã Phú Ninh thành 2 xã Hải Ninh và Hải Giang.
Xã Hải Châu vẫn nguyên tên.
Xã Liên Tiến thành 2 xã Hải Xuân và Hải Hòa.
Xã An Ninh thành 2 xã Hải An và Hải Toàn.
Xã Phúc An thành xã Hải Phong.
Sau kháng chiến chống Pháp chế độ 4 khu không còn, các xã trực thuộc huyện.
Năm 1956, Cải cách ruộng đất
chia ra một số xã mới. Trong đó có một số xã của tổng Ngọc Giả Hạ huyện
Trực Ninh sáp nhập vào. Hải Minh chia ra thành xã Hải Minh và xã Hải
Bình; Hải Anh chia ra thành xã Hải Anh và xã Hải Hùng; Hải Đường chia ra
thành xã Hải Cát và xã Hải Đường; Hải Trung chia ra thành xã Hải
Trung và Hải Thành; xã Hải Long chia ra thành xã Hải Sơn và xã Hải
Long; Hải Phương chia ra thành Hải Bắc và Hải Phương; Hải Tân chia ra
thành Hải Tiến và Hải Tân; Hải Châu chia ra Hải Thịnh và Hải Châu; Hải
Triều chia ra Hải Chính và Hải Triều; Xương Điền đổi thành Hải Lương.
Sửa sai Hải Lương hợp vào xã Hải Lý.
Cũng năm 1956, tách thôn Hội Khê Ngoại xã Xuân Hòa huyện Xuân Trường nhập vào xã Hải Nam, huyện Hải Hậu.
Năm 1958 theo Quyết định của Chính phủ, thị trấn Cồn được thành lập, gồm một phần diện tích của xã Hải Tiến, Hải Tân tách ra.
IX. Ngày 26/3/1968 Hội
đồng Chính Phủ ra Quyết định số 263/CP cắt 7 xã của huyện Trực Ninh sát
nhập vào huyện Hải Hậu. Gồm các xã Trực Đại, Trực Tiến, Trực Thắng,
Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng. Các xã Trực Tiến, Cường,
Phú, Hùng vẫn giữ nguyên chữ Trực ở đầu. Đưa tổng số xã của Hải Hậu lên 46 xã và một thị trấn Cồn.
Ngày 28/8/1971 Chính phủ ra Quyết định số 223/CP cho hợp nhất xã Hải Bình vào xã Hải Minh-Lấy tên là xã Hải Minh.
Ngày
18/12/1976 Chính Phủ ra Quyết định số 1506/CP hợp nhất các xã Hải Tiến
vào thị trấn Cồn; hợp nhất Hải Cát và Hải Đường thành xã Hải Đường; Hải
Thành và Hải Trung thành xã Hải Trung; Trực Tiến và Trực Đại thành xã
Trực Đại.
Ngày
27/6/1977 Chính phủ ra Quyết định số 135/CP hợp nhất các xã Hải Thắng
và Hải Hưng thành xã Hải Hưng; Hải Hùng và Hải Anh thành xã Hải Anh. Lúc này huyện Hải Hậu còn 39 xã, 1 thị trấn Cồn
Ngày 01/4/1986 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 34/HĐBT thành lập thị trấn Yên Định (huyện lỵ mới của Hải Hậu)
X. Ngày 26/2/1997 Chính phủ ra Nghị định số 19/CP chuyển 6 xã Miền Trực trả về để tái lập huyện Trực Ninh. Đồng thời cho thành lập thị trấn Thịnh Long, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hải Thịnh.
Hiện nay (năm 2010) huyện Hải Hậu có 35 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn (thị trấn Yên Định, thị trấn Cồn, thị trấn Thịnh Long), 32 xã (xã Hải Anh, Hải Đường, Hải Trung, Hải Long, Hải Sơn, Hải Bắc, Hải Phương, Hải Tân, Hải Minh, Hải
Nam, Hải Vân, Hải Hưng, Hải Thanh, Hải Hà, Hải Phúc, Hải Lộc, Hải
Quang, Hải Đông, Hải Tây, Hải Lý, Hải Chính, Hải An, Hải Toàn, Hải
Phong, Hải Phú, Hải Cường, Hải Triều, Hải Ninh, Hải Giang, Hải Xuân, Hải
Hòa, Hải Châu).
(Ban Tuyên giáo Hải Hậu)
|
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa
độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh
độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện
là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc
giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là
biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226km2, dân
số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên
40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301
người/km2.
Lịch
sử hình thành và phát triển mảnh đất, con người Hải Hậu là quá trình
lao động cần cù, sáng tạo để khẩn hoang lấn biển, mở đất khởi nghiệp bắt
đầu từ mảnh đất Phú Cường đến xã Quần Anh và ngày nay là huyện Hải Hậu
anh hùng.
Đó
là kết tinh cao độ trí tuệ, mồ hôi, công sức và cả máu xương của bao
thế hệ người Hải Hậu. Đó còn là một quá trình lịch sử từ không đến có,
từ nhỏ đến lớn; từ hoang vu sơ khai lạc hậu đến văn minh hiện đại. Nhạc
sĩ Vũ Minh Vĩ đã đúc kết trong đoạn ca từ: “… Ông cha mình nằm gai nếm
mật, chân lội sình đầu đội tay bê, để bây giờ rực sáng một vùng quê…”.
Năm Quang Thuận thứ hai (1461), vua Lê Thánh Tông
ban hành các chính sách khuyến nông, cụ Trần Vu cùng bàn với các đồng
liêu Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập từ Tương Đông đưa quyến thuộc xuống bãi
bồi Lạch Lác xin trưng khẩn. Được triều đình chấp thuận, phong cụ Trần
Vu chức Doanh Điền phó sứ, đứng ra chiêu tập dân đinh, tổ chức lực lượng
mở đất.
Theo gia phả dòng họ Vũ ở Tương Nam, lập từ thời Lê Vĩnh Trị (1676 -1679) do
nhất trường Vũ Văn Tần lưu giữ thì “các cụ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia,
Phạm Cập để lại 1.000 mẫu ruộng ở Tương Đông cho các ông Trần Lang
Tướng, Đoàn Đô Quan, Nguyễn Chiêu Thảo coi giữ, lại xuống phía nam Trấn
Sơn Nam trưng khẩn một bãi bồi phù sa ven biển”.
Ban
đầu, các cụ đưa gia đình xuống ở bên đất Xối nước phía Bắc Lạch Lác
(Xối nước có nghĩa là góc đựng nước của sông Hồng. Tên gọi lấy chữ “Xối”
giống như địa danh các vùng quê cũ: Xối Đông, Xối Tây, Xối Trì, Xối
Thượng…) do đất của một nhà họ Nguyễn nhượng lại, diện tích 19 mẫu, 9
sào, 3 thước Bắc Bộ (ngày nay nhân dân vẫn thường gọi vùng đất này là
đất cầu ông Vu, hay cầu Ngô), làm chỗ trú chân. Ngày ngày, phụ nữ ở lại
chăm sóc con cái, bếp núc, còn trai tráng đẩy thuyền sang bãi đào đất
đắp vùng, chiều tối mới trở về. Nhân dân đã phải bỏ rất nhiều công sức,
thời gian san đắp, vượt nền, dựng nhà. Dành khu đất cao trồng cấy, đào
kênh mương dẫn nước, thau chua, rửa mặn, đến khi thành thổ cư mới đưa
gia đình từ Xối Nước sang ở. Khu đất này đặt tên là Phú Cường (nay ở
phía Nam liền kề Âu Múc cũ, xóm 6 xã Hải Trung). Đến
đây, giai đoạn thăm dò, lập đất đứng chân trưng khẩn bãi bồi Lạch Lác
của bốn dòng họ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đã hoàn thành, mở
đầu cho quá trình tạo lập làng xã sau này.
Năm
1486 (Bính Ngọ, Hồng Đức thứ 17) triều đình ra lệnh cho các phủ, huyện
xã rằng: “Nơi nào có ruộng đất bỏ hoang ở bờ biển mà người ít ruộng tình
nguyện bồi đắp để khai khẩn nộp thuế thì phủ, huyện xét thực cấp cho
làm" [1]
Từ thời điểm này, cụ Trần Vu cùng các cụ Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đẩy mạnh công cuộc khai khẩn bãi bồi Lạch Lác.
Đất
đai tiếp tục san lấp, mở rộng sang phía Tây và phía Nam Lạch Lác. Quyến
thuộc các dòng họ cùng dân ly tán các xã phía Bắc kéo về ngày một đông.
Đất Phú Cường trở nên chật hẹp, dần dần nhà cửa dựng nên rải khắp trên
các ngọn cồn từ cửa Múc đến đầu sông Trệ. Xen kẽ với dân khẩn điền, cụ
Hoàng và thân tộc ở khu cồn Cao (nay gọi là Cồn họ Hoàng). Cụ Trần, cụ
Vũ ở khu cồn Bồ Đề (nay là xóm Bồ Đề Hải Anh). Cụ Phạm ở khu cồn Cát,
sát đê sông Lác, phía Tây xóm Bồ Đề. Bốn vị đứng đầu các dòng họ phân
công nhau phụ trách từng công việc. Trần Vu lo tổ chức lực lượng khẩn
hoang. Vũ Chi phụ trách công việc kiến thiết, trị thủy. Phạm Cập chuyên
giấy tờ, sổ sách, đo đạc ruộng đất dinh điền. Hoàng Gia mở trường dạy
học. Đến cuối thế kỷ XV các cồn đất bãi bồi, phía Bắc giáp sông Ninh Cơ
ngày nay đã được san lấp liên kết với nhau thành ấp dân cư. Các cụ đặt
tên là Cồn Ấp. Lạch Lác chảy mạnh đổi tên thành sông Cường Giang. Nhân
dân đắp đê Cường Giang ngăn lũ, đồng thời đắp đê Hậu Đồng, trấn giữ phía
Nam ngăn nước mặn (đê ở phía Nam sông Múc 2, đoạn chảy từ Hải Trung
sang Hải Anh ngày nay). Cồn đất cao san xuống bãi đất trũng. Sông Múc
hình thành lấy nước từ Cường Giang về tưới tiêu, thau chua rửa mặn cho
đồng ruộng.
Nối tiếp Tứ tính là Cửu tộc: Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ và Trần, Vũ phái khác lần lượt cùng về mở đất.
Từ
Cồn Ấp, đất đai khẩn tiếp những vùng đất mới đều lấy chữ “Phú”, chữ
“Cường” đặt tên. Đất “Phú” mở dần như Thượng Phú (Xóm Thượng), Phú Nghĩa
(xóm Phe Nhì, Mộc Tây), Phú Mỹ (xóm Phe Tư), Phú Sâm (xóm Sách Sâm)
(nay thuộc địa phận xã Hải Trung). Đất “Cường” mở rộng như Đông Cường,
Tây Cường, Nam Cường, An Cường, Trung Cường, Ninh Cường…
Lúc
này đồng đất đã rộng, người đã đông, để giữ gìn mốc giới khu khai khẩn
với Quần Mông và ngăn nước mặn biển Đông tràn vào, nhân dân tập trung
lực lượng đắp đê Đông. Theo “Quần Anh địa chí”, đây là đê chống mặn có
vị trí quan trọng nhất, từ Bắc tới Nam
hơn nghìn thước. Tương truyền chân đê nguyên là cát non, đắp rồi lại
vỡ, sau phải từ chân đê đào thành đường hào, rồi chuyển đất thịt nơi
khác đắp vào lòng hào để làm chân đê, từ đó đắp dần lên mới hoàn thành
được.
Từ Đông sang Tây lại đắp đê Đồng Mục, ngăn nước mặn phía Nam, thân đê cấy dứa dại, tầm xuân, dứa gai chắn cát và ngăn trâu bò phá hoại.
Thời
Lê Sơ, do những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế của
khu vực ven biển và trong điều kiện của một chính quyền Trung ương tập
quyền cao độ, công cuộc đắp đê vùng ven biển Nam Định mới được quan tâm
và triển khai với quy mô lớn nhất từ trước đến đương thời.
Nửa sau thế kỷ XV trên vùng biển Nam
Định chứng kiến một công trình kết tinh thành quả lao động to lớn của
nhân dân Đại Việt, đó là việc khởi công và hoàn thành đê Hồng Đức, một
con đê ngăn nước mặn có quy mô lớn đầu tiên của vùng châu thổ.
Theo “Tân biên Nam
Định tỉnh địa dư chí lược”: “Tương truyền thời cổ vùng ven biển chưa có
đê bối gì cả, thường xuyên bị nạn nước biển tràn vào phá hoại, thiệt
hại về người và của không sao kể được. Thời Lê niên hiệu Hồng Đức (1470 -
1497) vua ra lệnh xuất công khố đắp lên phía Bắc từ Quảng Yên, qua Hải
Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đến Nghệ An”. Trên địa bàn Hải
Hậu, qua những dấu tích còn lại thì thấy đê Hồng Đức kéo dài từ Bắc
Nghĩa Hưng sang Ninh Cường gần trùng với trục đường 56 ngày nay đến tận
Hà Lạn, Hội Khê, dấu đê cũ còn lại những dải đất cát đốn cao như khu Nam
Biên, Cồn Cối (Hải Anh, Hải Trung). “Có đoạn như Kiên Trung, Hà Lạn
trông thấy như những núi đất kéo dài"[2].
Đến
đây đê Hồng Đức đã hoàn thành, đê Đồng Mục không còn là đường chắn
sóng. Sông Giữa giữ một vị trí trung tâm cho dân ấp đến ở dọc hai bên
bờ. Đất đẹp, người đông, tứ tính, cửu tộc quyết định đổi tên Cồn Ấp
thành ấp Quần Cường. Thôn, ấp hình thành một qui mô rộng rãi, dân cư hai
bờ sông giữa chia làm 10 giáp (từ Giáp Nhất đến Giáp Thập) cho những
người đến trước ở. Từ Đông sang Tây mỗi giáp một dong, mỗi dong có một
cầu bắc qua sông Giữa để nối liền khu giáp. Riêng cầu Giáp Thập (Phe
Mười) được kiến thiết theo kiểu Thượng gia hạ trì (trên nhà dưới sông).
Cầu Phe Sáu và cầu Phe Ba là 2 cây cầu tống cố, kiến thiết rộng hơn. Các
sách bản cũng dựng cầu đá (Sách Bản Nhất, Bản Nhì, Bản Ba…), cầu gạch,
cầu gỗ, cầu tre, cầu ván, cầu đất… để nối hai bờ. Bốn biên ấp lập thành 4
thôn: Nam Cường, Bắc Cường, Đông Cường, Tây Cường cho những người đến
sau ở và cũng được kiến thiết tương tự như cảnh trí trong làng.
Năm
1511, lập xã Quần Anh, năm 1827 thăng lên tổng Quần Anh. Năm 1619, An
phủ sứ Vũ Duy Hoà lập làng Hà Lạn, năm 1888 thành tổng Kiên Trung. Năm
1829, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lập Cửu An-Nhất Phúc, năm 1838 thành
tổng Ninh Nhất. Năm 1864, Tiến sỹ Đỗ Tông Phát mở đất phía đông, năm
1888 thành tổng Tân Khai.
Ngày 27-12-1888, sáp nhập 4 tổng Quần Anh, Kiên Trung, Ninh Nhất, Tân Khai lập huyện Hải Hậu.
Tiếp bước ông cha, con cháu đồng lòng mở đất, năm 1890 lập thêm tổng Ninh Mỹ và năm 1893 lập tổng Quế Hải.
Trải
hơn 5 thế kỷ dựng nghiệp, các Thuỷ tổ đã hun đúc nên tinh thần “Tứ
tính, Cửu tộc” với nét đẹp văn hoá đặc sắc "Nếp nhà nhân hậu, phúc, đức,
cần, kiệm, mây sáng, trời trong, con cháu thảo hiền". Năm 1862, Triều
đình nhà Nguyễn ban tặng mảnh đất con người Hải Hậu biển vàng: "Mỹ tục khả phong" và năm 1867 ban tặng biển vàng "Thiên tục khả phong".
Tiếp
nối truyền thống Thuỷ tổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, từ năm 1929 Hải
Hậu đã có cơ sở Đảng ở Hội Khê Ngoại, sau cách mạng tháng 8/1945 chi bộ
đầu tiên ở Hải Hậu được thành lập, đến tháng 6/1947 thành lập Huyện uỷ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Hải Hậu cùng với cả
nước lập nên những chiến công vang dội; trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đã bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 tàu chiến Mỹ; Nhà nước phong tặng
huyện và 9 xã, thị trấn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; xã Hải
Quang Anh hùng lao động; 128 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 11 cá nhân Anh
hùng lực lượng vũ trang.
Bước
vào thời kỳ đổi mới cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn huyện nêu cao
tinh thần cách mạng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8 đến
trên 10%. Huyện vinh dự được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động, Anh
hùng lực lượng vũ trang, 2 Huân chương độc lập; từ năm 1978 đến nay
liên tục giữ vững điển hình văn hoá cấp huyện của cả nước, Công ty Thuỷ
nông là đơn vị Anh hùng lao động.
Lịch sử hình thành và phát triển mảnh
đất, con người Hải Hậu là thành quả đấu tranh kiên cường mở đất và giữ
đất, là khí phách con người mãnh liệt hơn cả bão to, sóng lớn nên biển
phải lùi xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng lúa bát ngát
và vườn cây xum suê. Đó là sự đồng cam, cộng khổ, sự cố kết cộng đồng,
tính cần cù, sáng tạo và nhẫn lại. Đó là những truyền thống quý báu kết
tinh từ trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao thế hệ người Hải Hậu để khai
phá, xây dựng và bảo vệ mảnh đất này. Và ngày nay, con người Hải hậu, dù
ở quê hương hay mọi miền của Tổ quốc hay ngoài nước đều nguyện kế thừa,
phát huy trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng mảnh đất, con người
nơi đây ngày thêm giàu mạnh văn minh.
|