Đã từ
lâu đồ gốm sứ Bát Tràng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà
khảo cổ, thì ngay thời Lý, thời Trần, sứ Bát Tràng đã được xuất đi nhiều
nơi như: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Pháp...
Ca dao cổ có viết:Ước gì anh lấy được nàngTheo truyền thuyết, người làng Bồ Bát (Thanh Hóa) từ thời Lý, ra Thăng Long lập nên phường gốm Bát Tràng ven bờ sông Hồng.
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Nghệ nhân cao tuổi của làng gốm Bát Tràng |
Đã từ lâu đồ gốm sứ Bát Tràng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà khảo cổ, thì ngay thời Lý, thời Trần, sứ Bát Tràng đã được xuất đi nhiều nơi như: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Pháp... Qua khai quật ở cửa cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), phố Hiến (Hưng Yên)..., ta còn gặp rất nhiều hiện vật gốm sứ Bát Tràng.
Gốm Bát Tràng từ xưa đã có một phong cách đặc biệt,
không lẫn với gốm sứ các địa phương khác
Các mặt hàng gốm men ngọc, men hoa lan, men rạn của Bát Tràng rất đặc
biệt. Như bát, đĩa, đôn, chậu, thống, chân đèn... của Bát Tràng từ xưa
đã có một phong cách đặc biệt, không lẫn với gốm sứ Thổ Hà, Phủ Lãng,
Hương Canh...không lẫn với gốm sứ các địa phương khác
Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, Bát Tràng vẫn luôn có hàng trăm lò gốm nhả khói. Cuộc sống lao động sản xuất thương mại ở đây, từ bao đời, vẫn luôn sôi động. Bến sông thuyền bè tấp nập chở than, củi, đất sét là nguyên liệu sản xuất đến Bát Tràng. Cùng hàng loạt thuyền bè chở sản phẩm gốm từ Bát Tràng đi các tỉnh gần, tỉnh xa. Vào làng, trong bất kỳ ngõ xóm nào, đều thấy tất bật người làm đất, người chuốt hình, người tráng men, người chuyển sản phẩm vào lò, người ra lò. Sản phẩm gốm bề bộn, bày biện trong nhà này, nhà kia, ngõ này, ngõ nọ. Bát Tràng là một công trường thủ công sôi động bậc nhất của đất Thăng Long xưa và nay.
Là làng nằm ven sông, nguồn đất làm gốm ở đây phải đi khai thác từ Sơn Tây, Phúc Yên, Đông Triều về. Nguồn đất sét ở Hồ Lao, Trúc Thôn rất tốt, sét trắng, mịn, chịu nhiệt cao.
Gốm nghệ thuật Bát Tràng
rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
Chỉ cần nói riêng công đoạn xử lý đất sét để làm gốm sứ ở Bát Tràng
đã thấy lắm công phu. Đất sét chở về, được đổ ngâm vào hệ thống bể chứa
bể lọc. Đất sét được ngâm trong nước một vài tháng cho phân rã, tới độ
chín, đánh tơi, nhuyễn trong bể chứa, đoạn tháo xuống bể lọc cho lắng,
lọc tạp chất hữu cơ nổi trên hớt bỏ. Phần đất sét nhuyễn, sạch lắng dưới
được chuyển sang bể phơi, bể ủ. Tới đây, đất sét trắng, mịn, sánh như
bột gạo, mới đem lên sản xuất gốm sứ được.rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
Dụng cụ sản xuất chính của lò gốm cổ là cái bàn xoay. Bàn xoay được chôn xuống đất, người thợ ngồi chân đạp bàn xoay, tay buông bắt từng thỏi đất, chuốt lên thành bình, thành lọ, bát, đĩa. Tay người thợ như có ngữ, họ làm thủ công, vậy mà các sản phẩm có độ giống nhau khá cao, như có khuôn dập. Mãi sau này, kỹ nghệ làm đất sét thật nhuyễn, rồi rót vào khuôn thạch cao để tạo nên các sản phẩm gốm mộc, đã là cuộc các mạng kỹ thuật với làng gốm. Hiện tại, số hàng gốm chuốt tay ở Bát Tràng còn duy trì, song ít. Đa số hàng rót khuôn, vì thế tạo năng suất rất cao cho thôn xóm.
Chậu gốm Bát Tràng đắp nổi ba màu thế kỷ XIX
Khi gốm mộc được phơi khô, chuyển qua công đoạn vẽ và tráng men.
Người thợ gốm Bát Tràng có hoa tay vẽ hoa lá, chim muông, người vật để
trang trí lên đồ gốm tăng vẻ đẹp. Men gốm Bát Tràng xưa nay được xếp
hàng nhất so với các vùng gốm khác ở nước ta. Men ngọc, men hoa lam, men
rạn... là những men truyền thống của Bát Tràng. Bí quyết pha men ở đây
không dễ gì thợ gốm nơi khác bắt chước được.Qua từng gia đoạn sản xuất, người thợ Bát Tràng lại cải tiến tạo nên nhiều kiểu lò nung gốm thích hợp. Từ kiểu lò cổ truyền xưa là lò ếch, tới lò dàn, lò bầu, lò hộp... mỗi loại lò nung lại thích hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Nguyên liệu để nung lò cũng được thay đổi theo tưng giai đoạn. Từ việc đốt lò bằng cỏ khô, rồi tiến tới củi, than đá, nay có lò thí nghiệm đốt bằng điện, bằng ga, đã dần nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhiều khâu trong sản xuất gốm, song riêng khâu đốt lò vẫn còn giữ nhiều tín ngưỡng. Ngày giờ đốt lò, ra lò, là những ngày thiêng liêng với thợ gốm. Kỹ thuật đốt lò quyết định chất lượng sản phẩm gốm sứ.
Gạch cổ Bát Tràng thế kỷ XV
Ca dao cổ có nói về gạch Bát Tràng, đó là những viên gạch lớn được
xếp làm bao thơi trong lò. Vì được làm từ chất đất sét tốt, được nung
trong lò chín đều, nên những viên gạch Bát Tràng ngày xưa rất nuột, chín
già. Gạch Bát Tràng xưa thường được dành để xây đình, xây chùa, bó quây
bờ giếng, bờ ao làng. Những viên gạch tốt, xây trần, chịu mưa nắng bao
năm trời, không rêu, không xói mòn, đủ biết kỹ thuật của người thợ gốm
ra sao.
(Theo Nghề Cổ đất Việt của Vũ Từ Trang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét