Cơ sở pháp lý: Luật BHYT; Nghị định 62/2009/NĐ-CP; Thông tư
09/2009/TTLT-BYT-BTC
1. Đối tượng tham gia
BHYT?
Đối tượng tham gia BHYT được quy
định gồm 25 nhóm:
1. Người lao động, người quản lý
doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
a) Người lao động, kể cả lao động
là người nước ngoài, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp
sau:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và tổ chức xã
hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài
hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác;
- Các tổ chức khác có sử dụng lao
động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Cán bộ, công chức theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức bao gồm:
- Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn,
bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và địa phương, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước;
- Công chức được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức không phải là
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; cán bộ, công chức không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân
dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn,
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy
ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị-xã
hội; công chức cấp xã được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Người hoạt động không chuyên
trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ
và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sỹ đang phục vụ
có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động hằng tháng.
4. Người đang hưởng trợ cấp BHXH
hằng tháng do bị TNLĐ-BNN.
5. Người đã thôi hưởng trợ cấp
mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; công nhân
cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày
30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).
6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã
nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng.
7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã
nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng bao gồm các đối
tượng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính
phủ (nay là Chính phủ) và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
8. Người đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định của pháp luật về BHTN.
9. Người có công với cách mạng
theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
10. Cựu chiến binh đã tham gia
kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 6 Điều 5
Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh; thanh niên xung
phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày
18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối
với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
11. Người trực tiếp tham gia
kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các đối tượng quy định tại Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách
đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng
chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg
ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách
đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng
chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.
12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
13. Người thuộc diện hưởng trợ
cấp bảo trợ xã hội hằng tháng là các đối tượng quy định tại Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn về chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội.
14. Người thuộc hộ gia đình
nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã
hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
15. Thân nhân của người có công
với cách mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với
cách mạng.
16. Thân nhân của sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ
đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân;
hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang
làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân
đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân
nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
17. Trẻ em dưới 6 tuổi.
18. Người đã hiến bộ phận cơ thể
người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác.
19. Người nước ngoài đang học tập
tại Việt Nam được cấp học
bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
20. Người thuộc hộ gia đình cận
nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
21. Học sinh, sinh viên đang theo
học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
22. Người thuộc hộ gia đình làm
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
23. Thân nhân của người lao động
bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp
pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp mà người lao động có trách nhiệm
nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh
doanh cá thể.
25. Người lao động nghỉ việc đang
hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh
mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.
Mức đóng BHYT được quy định như thế nào?
Mức đóng BHYT của các đối tượng
được tăng dần tỷ lệ phần trăm trên cơ sở mức tiền lương, tiền công, mức trợ cấp
hoặc mức lương tối thiểu, thực hiện theo các khoảng thời gian: Từ 01/7/2009 đến
31/12/2009; Từ 01/01/2010; Từ 01/01/2012 và từ 01/01/2014 trở đi, cụ thể như
sau:
Từ 01/01/2010:
a. Bằng 4,5%
mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động đối với đối
tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp
luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền
lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định của pháp luật và Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
b. Bằng 4,5% mức tiền lương hưu,
tiền trợ cấp mất sức lao động hằng tháng đối với đối tượng đang hưởng lương
hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
c. Bằng 4,5% mức lương tối thiểu
đối với các nhóm đối tượng: Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị
TNLĐ-BNN; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng
tháng từ ngân sách nhà nước; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang
hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang
hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng; Người có công với cách mạng;
Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh; Người trực tiếp
tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ; Đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; Người thuộc diện hưởng trợ
cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; Người thuộc hộ gia
đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Thân nhân của người có công với cách mạng
theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Thân nhân
của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ
sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực
lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời
hạn, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu
Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc
quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc
Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân; Trẻ em dưới 6
tuổi; Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Người nước ngoài đang học
tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam; Người
thuộc hộ gia đình cận nghèo; Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng
theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính
phủ); Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số
170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ
cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do
mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; Người
hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
d. Bằng 4,5% mức trợ cấp thất
nghiệp đối với Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
đ. Bằng 3% mức lương tối thiểu
đối với đối tượng Học sinh, sinh viên.
Từ 01/01/2012:
Mức đóng
BHYT hằng tháng của người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và diêm nghiệp bằng 4,5% mức lương tối thiểu.
Từ
01/01/2014 trở đi, mức đóng BHYT hằng tháng của đối tượng được quy định như
sau:
a. Bằng
3% mức lương tối thiểu đối với đối tượng là thân nhân của người lao động mà
người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
b. Bằng
4,5% mức lương tối thiểu đối với đối tượng Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể.
3. Tiền lương, tiền công,
trợ cấp làm căn cứ đóng BHYT được quy định như thế nào?
- Đối với người lao động thuộc
đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng
BHYT là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức
vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng
tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để
đóng BHYT là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu,
trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng thì căn cứ để đóng
BHYT là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hàng
tháng.
- Đối với các đối tượng khác thì
căn cứ để đóng BHYT là mức lương tối thiểu.
- Mức tiền lương, tiền công tối
đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương tối thiểu.
4. Phương thức đóng BHYT
được quy định như thế nào?
1. Hằng tháng, người sử dụng lao
động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền
công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
2. Đối với các doanh nghiệp nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3
tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động
và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng
một lúc vào quỹ BHYT.
3. Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng
BHYT cho các đối tượng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng
tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị TNLĐ-BNN; người đã thôi
hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà
nước; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng
tháng; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp vào quỹ BHYT.
4. Các đối tượng: Người thuộc hộ
gia đình cận nghèo; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và diêm nghiệp; Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể: Định kỳ sáu
tháng một lần đóng BHYT vào quỹ BHYT.
5. Đối tượng Học sinh, sinh viên:
Định kỳ sáu tháng một lần hoặc một năm, nhà trường tổ chức thu tiền đóng BHYT
của đối tượng để nộp vào quỹ BHYT.
6. Đối tượng thân nhân người lao
động: Hằng tháng, người lao động đóng BHYT cho thân nhân thông qua người sử
dụng lao động.
7. Đối tượng Công nhân cao su
đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội
đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Người lao động được hưởng chế độ ốm đau
theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa
trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành: Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng BHYT cho đối
tượng. Mỗi năm một lần, BHXH Việt Nam tổng hợp danh sách đối tượng đã
được cấp thẻ BHYT và số tiền phải đóng BHYT gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí
vào quỹ BHYT.
8. Hằng năm, cơ quan, tổ chức,
đơn vị quản lý đối tượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đóng
BHYT cho đối tượng này vào quỹ BHYT.
9. Hằng tháng, UBND xã đóng BHYT
cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và trích từ tiền
phụ cấp hằng tháng của họ để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
10. Định kỳ sáu tháng một lần,
căn cứ danh sách đối tượng, tổng số tiền đóng BHYT của đối tượng được ngân sách
nhà nước hỗ trợ mức đóng do tổ chức BHXH báo cáo và mức ngân sách nhà nước hỗ
trợ theo quy định, cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo phân cấp
của Luật ngân sách nhà nước.
5. Việc hỗ trợ kinh phí
đóng BHYT được thực hiện như thế nào?
1. Ngân sách Trung
ương bảo đảm nguồn kinh phí đóng BHYT, hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho các
đối tượng sau đây:
a) Người sử dụng lao động và
người lao động (phần kinh phí thuộc trách nhiệm đóng của đơn vị sử dụng lao
động được ngân sách trung ương bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Người hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động hằng tháng; Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị
TNLĐ-BNN; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng
tháng từ ngân sách nhà nước; công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng
tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 (đối tượng do ngân sách nhà nước
bảo đảm).
- Người có công với cách mạng
theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Thân nhân
của người có công với cách mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng.
- Thân nhân sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang
phục vụ trong Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ
sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang
làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân
đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân
nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
- Người nước ngoài đang học tập
tại Việt Nam được cấp học
bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
- Người lao động nghỉ việc đang
hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh
mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng
BHYT cho học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân (các trường thuộc Bộ, cơ quan Trung ương quản lý).
2. Ngân sách địa phương
bảo đảm nguồn kinh phí đóng BHYT, hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho các đối
tượng sau đây:
a) Người sử dụng lao động và
người lao động (phần kinh phí thuộc trách nhiệm đóng của đơn vị sử dụng lao
động được ngân sách địa phương bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã
nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng bao gồm các đối
tượng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính
phủ (nay là Chính phủ) và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Cựu chiến binh đã tham gia
kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 6 Điều 5
Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh; thanh niên xung
phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày
18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối
với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Người trực tiếp tham gia kháng
chiến chống Mỹ cứu nước là các đối tượng quy định tại Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách
đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng
chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số
188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa
đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến
chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp
bảo trợ xã hội hằng tháng là các đối tượng quy định tại Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn về chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo;
người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể
người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác.
c) Hỗ trợ một phần mức đóng BHYT
cho các đối tượng:
- Tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối
với người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối
với học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân do địa phương quản lý và người thuộc hộ gia đình làm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mà có mức sống trung bình.
* Đối với các địa phương chưa tự
cân đối được ngân sách, được ngân sách trung ương hỗ trợ đảm bảo nguồn thực
hiện chính sách BHYT theo quy định. Mức hỗ trợ cụ thể do cơ quan có thẩm quyền
quyết định.
3. Hằng năm, cùng thời
gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản
lý đối tượng lập dự toán ngân sách đóng BHYT, hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho
các đối tượng theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
6. Đối tượng nào được
giảm mức đóng BHYT theo số người tham gia? Mức giảm được quy định như thế nào?
Trường hợp đối tượng người thuộc
hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp và diêm nghiệp tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm toàn bộ người
có tên trong sổ hộ khẩu và đang sống chung trong một nhà và người lao động có từ
hai thân nhân trở lên tham gia BHYT thì từ người thứ hai trở đi sẽ được giảm
mức đóng, cụ thể như sau:
a. Người thứ nhất đóng bằng mức
quy định;
b. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư
đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất.
c. Từ người thứ năm trở đi đóng
bằng 60% mức đóng của người thứ nhất./.
BBT Tạp chí BHXH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét