Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

TƯỢNG ĐÀI VÀ CÁC KHU TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Công trình tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn phường Trường Thi, Bắc giáp đường Hồ Tùng Mậu, Đông giáp đường Trường Thi, Nam giáp đường Trần Phú (QL IA), được khởi công xây dựng vào năm 2000, đúng dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Người, khánh thành vào 19/5/2003 đúng dịp....
 
Tượng đài Bác cao 13,5m được đặt tai trung tâm công viên Chiến Thắng, một trong những tượng đẹp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.....
 
Tượng đài cao 3m, được chế tác bằng nguyên liệu đá xanh, khắc họa hình ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu niên, nhi đồng - thể hiện tình cảm của Người lúc sinh thời đã dành cho thế hệ trẻ. Công trình do Viện Mỹ thuật trung ương thi công.Được đặt tại viên Nguyễn Huệ - trung tâm thị xã La Gi, Bình Thuận....
 
Một số công trình tường niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các nước Châu Á

Trung Quốc:

- Nhà số 248 và 250 (trước là nhà số 13a và 13b) đường Văn Minh.

Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên yêu nước trong thời gian từ đầu 1926 đến 4/1927. Tầng dưới của ngôi nhà là cửa hàng bán tạp hoá. Lớp học và chỗ ở của các học viên ở tầng 3. Trước cửa nhà có gắn tấm biển đề "Chính trị đặc biệt huấn luyện Ban" bằng chữ Hán. Chính từ những bài giảng của Người, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã tập hợp lại và xuất bản thành cuốn "Đường Cách mệnh”, tác phẩm lý luận cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, được những nhà cách mạng Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỷ XX coi là cuốn "cẩm nang, sách gối đầu giường của mình".

- Khách sạn Nam Dương ở Liễu Châu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở khách sạn này từ cuối năm 1943 đến 9/1944, sau khi ra khỏi nhà tù Quốc dân Đảng. Hiện nay, khách sạn là nhà số 2, đường Liễu Thạch, thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong thời gian ở đây, Người đã triển khai nhiều hoạt động cách mạng Việt Nam, như mở lớp học đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, tham gia một số hoạt động của Việt Nam cách mạng đồng minh hội, tham dự Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài họp tại Liễu Châu (3-1944). Tại đây, Người cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, chắp nối liên lạc với Đảng ta, chuẩn bị điều kiện để trở về nước, tiếp tục lãnh đạo phong trào. Hiện nay, thành phố Liễu Châu đã dành cả tầng 1 và 2 phòng trên tầng 2 để trưng bày tái hiện về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu và một số mốc chính trong quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Tống Khánh Linh.... Căn phòng Người đã ở và làm việc được trưng bày như nguyên gốc.

Ngôi nhà đã được gắn biển (Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh) năm 2001.

Ấn độ:

- Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại công viên nằm giữa giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Giaoaháclan Nêru, ở thành phố Cancútta.

- Tại Thủ đô Niu Đêli có một đại lộ mang tên Hồ Chí Minh

Thái lan:
 
- Di tích Hồ Chí Minh ở bản Mạy
- Nhà Hợp tác tại bản Mạy, huyện Mương, tỉnh Nakhonphanom.

Tháng 7 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan). Từ Băng Cốc, Người đã đi đến những nơi có Việt Kiều như Phì Chịt, Udon Thani, Sacon Nakhon... Khoảng cuối năm 1928, Người đến bản Mạy, thuộc tỉnh Nakhon Phanom. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Thầu Chín ở trong nhà ông Võ Trọng Đài. Ngôi nhà này ở phía sau mảnh đất của ông Huê Đạm và bà Nguyễn Thị Nuôi. Khi thấy ông Chín khuyên mọi người làm nhà đàng hoàng để làm nơi sinh hoạt, gọi là nhà Hợp tác thì vợ chồng ông Huê Đạm đã hiến mảnh đất ấy làm trụ sở Hội và làm nơi ở cho anh em độc thân. Những ngày xây dựng nhà Hợp tác, ông Chín tham gia tất cả các công việc, như đóng gạch, dựng nhà, lợp mái...

Nhà Hợp tác có ba gian, mỗi gian rộng khoảng 20m2. Mái lợp ngói gỗ, vách nhà thưng ván lá sách cả bốn phía. Cửa lớn, cửa nhỏ đều bằng gỗ, nền nhà lát gạch vuông do hội viên Hội hợp tác tự đóng lấy. Nhà ngăn đôi theo chiều dọc. Nửa nhà phía trước hoàn toàn để trống. Gian giữa đặt một bàn con, hai bên có vài chiếc ghế dài dùng để hội họp hoặc học tập. Nửa nhà phía sau, hai gian bên dùng làm phòng ngủ, có phản gỗ để nằm, có cửa sổ và hai cửa ra vào phòng. Các cháu học sinh ở lớp học bên nhà hàng xóm thường ra sân Hợp tác chơi, ông Chín cũng có lúc ra vui chơi với các cháu.

Những người ở đây phần lớn là những thanh niên yêu nước được đưa từ trong nước sang. Họ chỉ ở đây một thời gian, rồi bắt liên lạc đi Uđon, Phì Chịt... Dù chỉ ở trong thời gian ngắn, nhưng ho ăn mặc giống như người dân bản, tham gia lao động, xay thóc, giã gạo với bà con. Nhà Hợp tác ở bản Mạy thực sự trở thành trạm liên lạc, đưa đón những người Việt Nam yêu nước.

Trong thời gian ở đây, ông Chín đã động viên mọi người học tiếng Thái để hiểu phong tục, tập quán và được cư dân bản địa quý mến. Chính Người cũng nêu một tấm gương về tự học. Người còn chủ trương mở trường học cho trẻ em, dạy trẻ em chữ Việt để các em không quên gốc gác. Ông khuyên mọi người phải biết đoàn kết giữa người Việt với người Thái, người Việt với người Việt. Những điều ông Chín dạy đã trở thành bài học cho các thế hệ Việt kiều ở bản Mạy nói riêng và Việt kiều ở Thái Lan nói chung: dù sống nơi đâu cũng luôn hướng về Tổ quốc và hết lòng đoàn kết hữu nghị với nhân dân nước bạn.

Tháng 1 năm 2004, Thủ tướng hai nước Việt Nam - Thái lan và các đại biểu dự Hội nghị liên Chính phủ Việt - Thái đã khai trương Làng Hữu nghị Việt - Thái ở bản Mạy, trong đó hạt nhân là di tích Nhà Hợp tác, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở và làm việc.

SINGAPORE

 TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ TRÊN QUỐC ĐẢO SINGAPORE

















 
 
 
 
 
 
 
 
Một số công trình tường niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các nước Châu Âu
Cộng hoà Liên bang Nga:

- Quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh tại Thủ đô Mátxcơva.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những bức tượng đồng có tầm cỡ ở Matxcơva. Cuối năm 1969, sau khi Người tạ thế, khu Công viên Akademichexki rộng hơn một hec-ta được đặt hòn đá đầu tiên chuẩn bị cho việc dựng tượng.
Bức phù điêu Bác Hồ của tác giả V.Tsigal ở Quảng trường Hồ Chí Minh - Matxcơva.

- Đại lộ Hồ Chí Minh ở thành phố Ulianốpxcơ.

Hunggari:

- Đài tưởng niệm Hồ Chí Minh tại công viên thành phố Zalaegerszey
Tượng đài Hồ Chí Minh ở TP Zalaegerszeg.
 Nằm cách thủ đô Budapest chừng 220km, Zalaegerszeg là một đô thị nhỏ, thủ phủ của tỉnh Zala (khu vực Tây - tả ngạn sông Danube), được biết đến như một trong những TP nhiều cây xanh và hoa lá nhất của Cộng hòa Hungary. Tuy nhiên, đối với cộng đồng Việt Nam tại Hungary, TP có hơn 700 năm tuổi này lại mang một ý nghĩa đặc biệt khác: tại đây, cho đến giờ, vẫn tọa lạc một tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ là độc nhất vô nhị trong vùng Đông - Trung Âu!

Pháp:

- Nhà số 9, ngõ Công Poanh (Compoint) quận 17, Paris.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 20 tháng, từ 14/7/1921 đến 14/3/1923. Tại đây, Người tham gia sáng lập "Hội liên hiệp thuộc địa" và được bầu làm uỷ viên thường trực của Hội. Người đã khởi thảo Tuyên ngôn, Điều lệ và Lời kêu gọi. Đây là một tổ chức yêu nước và cách mạng có tổ chức và quy mô đầu tiên hoạt động hợp pháp ở Paris.

Người thành lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), cơ quan ngôn luận của Hội, vừa là người sáng lập, kiêm chủ bút, biên tập và phát hành báo. Nhờ công lao của Nguyễn Ái Quốc, tờ báo đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin ở các nước thuộc địa. Trong thời gian này, Người còn viết nhiều bài báo có tác động lớn, đả kích thực dân Pháp xâm lược và bóc lột nhân dân các nước thuộc địa của Pháp.

Ngày 14/3/1923, Người rời nhà số 9 ngõ Công poanh, dọn đến số nhà 3 phố Mácsơ Đê Patơriacsơ, quận 5, Paris. Đây chính là nơi đặt trụ sở "Hội liên hiệp thuộc địa" và là toà soạn báo Le Paria..    Năm 1983, Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đã gắn biển di tích.

Năm 1986, chủ sở hữu ngôi nhà phá bỏ nhà cũ để xây nhà mới 9 tầng. Những kỷ niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính quyền thành phố Môngtơrơi (Montreuil) đưa về trưng bày và dựng thành "Không gian Hồ Chí Minh" trong Bảo tàng Lịch sử Môngtơrơi.

Ngày 28-11-1999, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và chính quyền thành phố Paris đã gắn lại biển di tích tại ngôi nhà số 9.

- Bảo tàng Lịch sử sống Môngtơrơi.

Những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ sống tại Pháp và đặc biệt là ở ngôi nhà số 9 ngõ Công Poanh được đưa về đây và dựng thành "Không gian Hồ Chí Minh".

Ngày 19 tháng 5 năm 2005,chính quyền thành phố Môngtơrơi đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong khuôn viên bảo tàng.

Một số công trình tường niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các nước Châu Mỹ

Mông Cổ
 
 
 
 
 
 
 
ở Thủ đô UlanBato (Mông Cổ) Bức tượng bán thân Bác Hồ dựng tại Trường Trung học số 14 bằng chất liệu đồng do Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện và đưa sang trường bạn
 
Mexico
tượng Bác Hồ giữa lòng thủ đô Mexico
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 bức tượng toàn thân Chủ tịch Hồ Chí Minh phỏng theo bức ảnh Bác bên bộ bàn ghế mây giản dị, đọc báo trong vườn Chủ tịch Phủ được nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định ghi lại năm 1960. Đằng sau và bên trên bức tượng là hàng chữ vàng quen thuộc "Không có gì quý hơn độc lập tự do" bằng tiếng Tây Ban Nha với chữ ký của Bác rực rỡ trên bức tường thành bán nguyệt ốp đá trắng ngọc, soi bóng trên mặt gương nước lung linh, cùng những cánh bèo xanh và đóa hoa súng hồng rung rinh, làm ấm lòng hàng trăm vị quan khách đến với ngày hội tôn vinh Hồ Chí Minh.
 
 CuBa

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô La Habana
Trường cấp I Bác Hồ (Escuele Semi-internado Primaria Tio Hồ) ở Thủ đô La Habana .

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét