Tất-tần-tật bật mí về hiện tượng siêu Mặt trăng và "mẹo" ngắm trăng vừa to vừa rõ...
Siêu Mặt trăng có tên tiếng Anh là Supermoon, Super Perigee Moon hoặc Perigee Supermoon.
Perigee là điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo elip của Mặt trăng quanh hành tinh chúng ta.
|
|
Và
sau đó chỉ 1'-2', Mặt trăng sẽ thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời để
bước vào pha tròn (full moon). Thời gian tương đối trùng khớp giữa pha
trăng tròn và thời điểm đạt vị trí cực cận, nên lần trăng tròn 05-06/05
tới còn được gọi là siêu Mặt trăng, và có thể xem là trăng tròn lớn nhất
trong năm 2012.
|
|
Tuy nhiên, các ảnh hưởng “có thể có” của nó không như những tin đồn và chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.
|
Ở
đa số mọi nơi, lực hấp dẫn Mặt trăng tại cận điểm tạo nên thủy triều
chỉ cao hơn mức bình thường một vài cm. Địa hình đặc trưng của một địa
phương nào đó có thể khuếch đại hiệu ứng đó lên tới 15cm – nói chung,
không có nguy cơ lũ lụt lớn nào cả.
|
Đó
là do Mặt trăng ở pha tròn trong khoảng chỉ vài giờ so với lúc nó tiến
tới vị trí gần Trái đất nhất, trung bình diễn ra 1 lần trong thời gian
khoảng 1 năm, mà lần gần nhất diễn ra ngày 19/3/2011, khi mà trăng tròn
đạt vị trí gần Trái đất nhất trong năm 2011 với khoảng cách 356.577km,
gần hơn khoảng 400km so với lần cực cận ngày 06-05/5 sắp tới (gần nhất
trong năm 2012) với khoảng cách 356.953km.
|
Khi
treo lơ lửng cao trên đầu mà không có điểm tham chiếu nào để mang lại
cảm giác kích cỡ, thì trăng tròn nào cũng trông như nhau cả mà thôi.
|
Do
có hiện tượng ảo giác quang học, Mặt trăng ở gần đường chân trời trông
to hơn so với Mặt trăng khi đã lên cao. Nhớ canh chừng thời điểm và
chúng ta hãy để ảo giác quang học khuếch đại Mặt trăng tròn “lớn hơn
bình thường” thêm một lần nữa nhé. Và hãy thử so sánh nó với các vật thể
khác như nhà cửa, núi non cây cối trong trường nhìn của bạn xa về phía
chân trời.
|
*
Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ anh Đặng Tuấn Duy - Chủ nhiệm
CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) - cùng các thành viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét