Thật ra thì khỏa thân tắm suối là một phong tục đẹp không thể tách rời trong nét văn hóa của một số dân tộc vùng Tây bắc, Tây nguyên. Ngày nay, nét đẹp ấy mất dần - thay vì tắm suối, các sơn nữ tắm tại nhà. Một phần do những ánh mắt tò mò của người miền xuôi, phần khác cũng do văn hóa hiện đại tỏa lan đến mọi xóm làng.
Giới ham du lịch bụi thường mê mải vùng đất Tây Bắc, không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, mà còn cả sự “hoang sơ” của con người nơi đây. Những cô gái dân tộc ngực trần, khỏa mình dưới suối, hồn nhiên như thể chỉ có trời và đất, là hình ảnh đẹp và quyến rũ nhất của rừng núi.
Nhưng đó là chuyện của chục năm trước. Giờ đây, văn minh đã từ "trên trời rơi xuống" tận những bản làng xa tít mù khơi, qua sóng phát thanh, truyền hình, rồi những con đường được mở vào tận bản làng, khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm lắm.
Cách đây ngót 10 năm, tôi đã theo chân một số nhiếp ảnh gia, trong đó có cả những nhà nghiên cứu văn hóa phương Tây mê mải với văn hóa Mường, lên tận xã Lai Đồng (huyện Tân Sơn, Phú Thọ), rồi dành cả ngày trời núp trong bụi cỏ, sau vách đá, những mong chụp được những bức ảnh đẹp nhất, tự nhiên nhất về những sơn nữ tắm suối.
Những tấm hình chụp sơn nữ tắm suối ở Lai Đồng được các nhiếp ảnh gia, các nhà nghiên cứu văn hóa phương Tây in trong rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về văn hóa Mường. Chuyện những sơn nữ tắm tiên đẹp ngời ngời dưới con suối Thân ở xã Lai Đồng trở nên nổi tiếng.
Lai Đồng nằm heo hút sau những dãy núi đá vôi hùng vĩ, cách trung tâm huyện Tân Sơn tới 30km. Vài năm trước, Lai Đồng gần như tách biệt với thế giới văn minh. Thế nhưng, giờ đây, con đường rải nhựa đã chạy xuyên qua trung tâm xã, xe chạy vọt qua suối Thân nhờ con đập tràn cắt ngang.
Dòng suối Thân vẫn chảy rì rào, nước vẫn trong vắt. Tuy nhiên, cái bến tắm chiều chiều đón hàng chục sơn nữ khỏa trần đẹp như tiên ấy giờ vắng bóng người.
Tôi ngồi cả buồi chiều trên tảng đá lớn, nơi mà tôi và các nhiếp ảnh gia 10 năm trước từng chụp trộm sơn nữ khỏa trần, song tuyệt nhiên chẳng thấy “tiên nữ” nào ra suối. Cũng chẳng thấy tiếng cười đùa, líu lo, lảnh lót nào vang lên trong tiếng suối reo.
Đang lúc chán nản định nổ xe máy ngược ra Tân Sơn, thì gặp một cụ già lững thững đi ra phía bãi tắm, nơi mà các sơn nữ Lai Đồng thường khỏa trần. Cụ già lội xuống suối Thân không phải để tắm, mà để… đánh cá!
Tôi hỏi cụ chuyện các “tiên nữ” biến đâu mất, cụ bảo: “Ngày xưa, vợ ta từ thuở thiếu nữ, đến lúc về già, vẫn thường ra con suối này tắm tiên. Rồi con gái ta cũng vậy. Nhưng đến các cháu ta thì không còn tắm suối nữa rồi. Cán bộ cứ ngược con suối Thân này, đi xa nữa vào trong rừng, đến xã Đồng Sơn, thì mới tìm được con gái tắm suối”.
Thế là, tôi tiếp tục nhằm hướng đại ngàn Xuân Sơn lên tận vùng đất giáp ranh với Sơn La để tìm cho kỳ được một cái bến tắm, nơi mà theo cụ già đánh cá, các sơn nữ vẫn giữ phong tục khỏa trần nô đùa với làn nước mát.
< Hồn nhiên trẻ thơ...
Hỏi chuyện tắm suối, anh Hà Thanh Vận, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Sơn trở nên rất hào hứng.
Anh Vận kể, Lai Đồng và Đồng Sơn là hai xã nổi tiếng nhất Phú Thọ về "khoản" nhiều gái đẹp. Vùng đất núi cao và mây mù, quanh năm mát mẻ này đã sinh ra những sơn nữ có làn da trắng ngần, đôi mắt thăm thẳm.
Những năm trước, các nhiếp ảnh gia mê mải với núi rừng thường vào Đồng Sơn nhờ anh Vận dẫn đi dọc suối Thân, dòng suối mát lành chảy qua ngay trung tâm xã, để chụp hình sơn nữa tắm suối.
Bản Xuân nổi tiếng cả nước vì có nhiều người sống thọ, nhiều người sống tới trăm tuổi, đặc biệt là cụ bà Hà Thị Thẽm, hiện sống tới 110 tuổi. Bản Xuân cũng nổi tiếng vì có nhiều gái đẹp. Đại ngàn trong lành ôm trọn bản Xuân đã khiến sơn nữ nơi đây cứ trẻ mãi không chịu già.
Hình ảnh đẹp nhất của bản Xuân là lúc hoàng hôn đổ bóng đỏ rực những dải núi. Màu xanh của rừng trở nên thẫm hơn. Khi đó, các sơn nữ từ nương sắn, nương ngô đổ về bến tắm, khỏa trần nô đùa dưới con suối Thân. Đứng từ sườn núi Cọn nhìn xuống, dòng suối Thân lấp lánh ánh bạc, chảy điệu đàng ôm trọn bản Xuân. Cảnh tượng này đã lùi xa vào dĩ vãng.
Thế nhưng, bức tranh thủy mặc ấy giờ không còn bóng dáng những thiếu nữ khỏa trần nữa. Phó Chủ tịch xã Hà Thanh Vận thở dài: “Khi con đường được mở vào đến Lai Đồng, thì các các cô gái về nhà tắm.
Khách du lịch muốn được chiêm ngưỡng con gái bản tắm trần tiếp tục “mò” lên bản Xuân. Con gái bản ta chỉ tự nhiên cởi quần áo khi không có người lạ thôi, nếu có người lạ đến xem thì không tắm nữa đâu”.
Bến tắm bản Xuân dần vắng bóng sơn nữ khỏa trần kể từ ngày xuất hiện những ánh mắt tò mò của người miền xuôi. “Chỉ còn bến tắm duy nhất ở bản Bến Thân thôi nhà báo à! Nơi đó, các cô gái vẫn khỏa trần đầy suối” – Phó Chủ tịch xã Hà Thanh Vận bật mí với tôi như vậy…
Thep Homenh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét